Phân tích nguyên lý làm việc của sơ đồ điện

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN - Ths Phạm Giang Nam pot (Trang 55 - 58)

2- Nguyên lý làm việc của sơ đồ điện

3.3.3- Phân tích nguyên lý làm việc của sơ đồ điện

a/. Chuẩn bị mở máy :

Đóng công tắc chính ở tủ điện, điện nằm chờ ở má trên tiếp điểm chính của K1 và K2 ở mạch động lực & ở má trên của nút ấn S2 và S3

b/. Chạy phải :

ấn nút S2 tiếp điểm S2( 1-2 ) và S2( 3-4 ) đóng, công tắc tơ K4 và rơ le thời gian RT có điện theo đường : [ R → Si2 → Th (7 - 8) → S1(1 - 2) →

S2(1 - 2) → K3 (11 - 12) → RT(3 - 4) → cuộn K4 và RT → N ]. Cuộn K4 có điện, đóng tiếp điểm K4 ở mạch động lực cuộn dây động cơ được chụm sao. Đóng tiếp điểm K4(11 - 12) để tự duy trì , mở K4(15 - 16) khống chế K3 , đóng K4(13 - 14) cấp điện cho K1 theo đường : [ R → Si2 → Th (7 - 8) →

S1(1 - 2) → K4 (13 - 14) → S2(3 - 4) → K2(17 - 18) → cuộn K1 → N ]. Cuộn K1 có điện, đóng tiếp điểm K1 ở mạch động lực cấp điện cho động cơ M quay theo chiều thuận

Đóng tiếp điểm K1(11 - 12) chuẩn bị cấp điện cho K3 , đóng tiếp điểm K1(13 - 14) để tự duy trì, đóng tiếp điểm K1(15 - 16) đèn H2 sáng, mở K1(17 -18) để khống chế K2 , mở K1(19 - 20) đèn H1 tắt

Rơ le thời gian RT có điện sau mọt thời gian đã chỉnh định trước, tiếp điểm RT(3 - 4) mở ra → K4 mất điện, mở tiếp điểm chụm sao ở mạch động lực, tiếp điểm K4(15 - 16) được đóng lại cấp điện cho K3 theo đường : [ R → Si2 →

Th (7 - 8) → S1(1 - 2) → K1 (11 - 12) → K4(15 - 16) → cuộn K3 → N ]. Cuộn K3 có điện, đóng tiếp điểm K3 ở mạch lực bộ dây động cơ M được nối tam giác, động cơ làm việc theo chiều thuận kết thúc quá trình khởi động. Đồng thời mở tiếp điểm K3(11 - 12) khống chế cuộn K4

c/. Chạy trái

ấn nút S3 → tiếp điểm S3 (1 - 2) và S3(3 - 4) đóng → công tắc tơ K4 và rơ le thời gian RT có điện theo đường : [ R → Si2 → Th (7 - 8) → S1(1 - 2)

→ S3 (1 - 2) → K3(11 - 12) → RT(3 - 4) → cuộn K4 và RT → N ]. Cuộn K4 có điện đóng tiếp điểm K4 ở mạch động lực cuộn dây động cơ đựoc chụm sao, đóng tiếp điểm K4(11 - 12) để tự duy trì, mở K4(15 - 16) để khống chế K3 , đóng K4 (13 -14) cấp điện cho K2 theo đường : [ R → Si2 → Th (7 - 8) → S1(1 - 2) →K4 (13 - 14) → S3(3 - 4) → K1(17 - 18) → cuộn K2 → N ]. Cuộn K2 có điện đóng tiếp điểm K2 ở mạch lực cấp điện cho động cơ M quay theo chiều ngược

Đóng tiếp điểm K2(11 - 12) chuẩn bị cấp điện cho K3 , đóng tiếp điểm K2 (3 - 14) để tự duy trì, đóng tiếp điểm K2(15 - 16) đèn H3 sáng, mở K2(17 - 18) để khống chế K1 , mở K2(19 - 20) đèn H1 tắt

Rơ le thời gian RT có điện sau một thời gian đã chỉnh định trước tiếp điểm RT(3 - 4) mở ra → K4 mất điện → mở tiếp điểm chụm sao ở mạch động lực, tiếp điểm K4(15 - 16) được đóng lại cấp điện cho K3 theo đường : : [ R →

Si2 → Th (7 - 8) → S1(1 - 2) → K2 (11 - 12) → K4(15 - 16) → cuộn K3 → N ]. Cuộn K3 có điện đóng tiếp điểm K3 ở mạch động lực bộ dây động cơ được nối tam giác, động cơ làm việc theo chiều thuận kết thúc quá trình khởi động. Đồng thời mở tiếp điểm K3(11 - 12) khống chế K4

d/. Dừng máy

- Muốn dừng máy ta ấn nút S1 → tiếp điểm S1(1 - 2) mở ra → K1 và K3 hoặc K2 và K3 mất điện, mở các tiếp điểm K1 và K3 hoặc K2 và K3 ở mạch động lực → động cơ dừng

- Do một nguyên nhân nào đó động cơ M bị quá tải, rơ le nhiệt Th tác động mở tiếp điểm Th (7 - 8) → mạch điều khiển của động cơ M bị mất điện →

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN - Ths Phạm Giang Nam pot (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(58 trang)