Tính cường độ nhiễm(CĐN)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá tràu tiến vua (channa asiatica (Trang 26)

* Ký sinh đơn bào:

Đối với ký sinh đơn bào có kích thước nhỏ, tính cường độ nhiễm bằng số lượng trùng trên thị trường kính. Mỗi lamen đếm 15 - 25 thị trường.

Tổng số KST trên các thị trường CĐNTB = ———————————— Số thị trường kiểm tra

Cường độ nhiễm: Ít, nhiều là số trùng đếm ít nhất, nhiều nhất trên lamen kiểm tra.

* Sán lá đơn chủ và ấu trùng. Đếm toàn bộ số lượng trên lamen. Tổng số trùng của các lamen

CĐNTB = —————————— Số lamen kiểm tra * Giáp xác.

Đếm toàn bộ số trùng quan sát trên cá Tổng số trùng của cá kiểm tra

CĐNTB = ——————————— Số cá kiểm tra

Cường độ nhiễm nặng hay nhẹ là số lượng trùng đếm được trên các lamen kiểm tra và cá kiểm tra.

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Tình hình nuôi cá tràu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1

Cá tràu Tiến vua được phòng bảo tồn nguồn lợi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 tiến hành nuôi thử nghiệm từ năm 2005. Cá được thu gom từ

các chợ thuộc huyện Hoa Lư - Ninh Bình, sau 3 năm nuôi và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo. Cho đến nay Viện có khoảng 300 con cá bố mẹ, tất cả cá bố mẹ đều vào độ tuổi thành thục.

Cá bố mẹ đựơc nuôi trong ao đất, bờ xây gạch, diện tích ao khoảng 120m2, độ sâu 1,8m, không có hệ thống thoát nước, chỉ có hệ thống cấp nước, nhưng chỉ bằng ống nhựa, nguồn nước được lấy từ giếng khoan, chế độ thêm nước 1lần/tuần, không thay nước chỉ thêm nước.

Chế độ chăm sóc: Hàng ngày theo dỏi và cho cá ăn. Thức ăn là cá Mè luộc chín và ốc Vàng băm nhỏ. Ngày cho ăn 1 lần, khối lượng cho ăn 5 - 8% trọng lượng thân.

thuốc kích dục tố dùng là HCG, LRHa + DO, PG (Não thuỳ thể cá Mè) với liều lượng khác nhau, tuỳ theo khối lượng cá. Cá hương và cá giống được ương nuôi trong bể kính đặt ở trong nhà, riêng cá giống đến độ tuổi khoảng 80 ngày thì chuyển sang ao đất.

Thức ăn chính của cá hương là động vật phù du vớt ngoài ao, của cá giống là động vật phù du và nhộng tằm, Trùn chỉ, năm nay thức ăn của cá giống là ĐVPD và nhộng tằm.

Cá giống sau khi ương nuôi thành công thì một số được chuyển về lại cho tỉnh Ninh Bình để phục hồi lại loài cá quý hiểm này.

4.1.3. Kết quả đo các chỉ tiêu môi trường

Bảng 3: Biến động môi trường trong ao nuôi cá bố mẹ

Chỉ tiêu Giá trị Sáng Chiều

Nhiệt độ (0C) Max 229,5 31 Min 19 19,5 Tb 23,97 25,5 Max 5 5

Min 3,5 4,5 Tb 4,5 5,03 pH Max 8 8,5 Min 7,3 7,3 Tb 7,8 8,02

Qua bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu nhiệt độ môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển. Giá trị nhiệt độ dao động trong khoảng 19 - 310C, chênh lệch nhiệt độ Sáng và chiều từ 0 - 3,20C. Không có hôm nào chênh lệch nhiệt độ giữa Sáng và chiều quá 50C làm cho cá sốc.

Oxy hoà tan dao động trong khoảng 3,5 - 5, luôn nằm trong khoảng thích hợp cho cá hô hấp, biên độ dao động trong ngày từ 0,0 - 1,5 (mg/l).

pH nằm trong khoảng thích hợp từ 7,3 - 8,5. Thấp nhất 7,3 cao nhất 8,5, biên độ dao động tron ngày từ 0,0 - 1,5.

Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 thời tiết nhiều hôm thay đổi, đột ngột ( áp thấp, các đợt gió mùa) đã làm cho các chỉ tiêu môi trường giảm xuống đột ngột, tuy nhiên không có trường hợp nào làm cho cá bị sốc.

Bảng 4: Biến động các chỉ tiêu môi trường trong bể nuôi cá hương, cá giống Chỉ

tiêu

Giá

trị Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 Bể 5 Bể 6

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Nhiệt độ (0C) Max 27,8 29,3 27,6 28,8 27,2 29,1 28,1 29,6 27,0 29,0 27,8 29,3 Min 26,6 27,4 26,6 26,0 26,0 27,5 27,0 28,2 26,4 27,7 26,6 27,4 TB 27,2 28,4 27,1 27,4 26,6 28,3 27,6 28,9 26,7 28,4 27,2 28,4 Oxy hòa tan (mg/l) Max 4,4 5,0 4,5 4,9 4,4 4,9 4,2 5,3 4,2 5,0 4,4 5,0 Min 3,3 3,6 3,4 3,7 3,4 3,8 3,4 3,8 3,3 3,7 3,3 3,6 TB 3,9 4,3 4,0 4,3 3,7 4,4 3,8 4,6 3,8 4,4 3,9 4,3

Cá hương nuôi trong bể kính đặt trong nhà, nguồn nước lấy từ giếng khoan nên các chỉ tiêu về môi trường rất ổn đinh, kể cả các ngày có sự thay đổi thời tiết. Các chỉ tiêu môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá hương và cá giống phát triển.

4.1.4. Kết quả nghiên cứu về bệnh ngoại KST

4.1.4.1. Số lượng mẫu thu cá kiểm tra

Bảng 5: Số lượng mẫu thu

Đợt Ngày (con)n Giai đoạn L(cm) Lo(cm)

Max Min Tb Max Min Tb

1 28/03/08 30 Cá bố mẹ 38 25,7 31,6 34 20,7 26,3 2 05/04/08 30 Cá hương 3,87 3,5 3,68 3.37 3 3,2 3 28/06/08 30 Cá giống nuôi trong bể kính 5,98 5 5,27 4,98 4,54 4,03 4 20/07/08 30 Cá giống nuôingoài ao 7,95 5,98 7,12 6,87 6,2 4,4

Tổng 120

4.1.4.2. Kết qủa nghiên cứu về bệnh ngoại KST

Trong quá trình thu mẫu và kiểm tra, tôi đã phát hiện 7 loài KST ngoại ký sinh gây bệnh trên ba giai đoạn của cá Tràu. Trong đó có 4 loài KST thuộc Ký sinh trùng đơn bào, 3 loài thuộc KST đa bào. Dưới đây là tên bệnh, vi trị phân loại các loài KST. 4.1.4.3. Bệnh Trùng Bánh xe - Tác nhân gây bệnh Ngành Ciliophora Doflein, 1974 Lớp Peritrichia Stein, 1859 Bộ Peritrichida F.Stein, 1859 Bộ phụ Mobilina Kahl, 1937 Họ Trichodonidae Claus, 1874

Loài Tichodina sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Bánh xe trên 3 giai đoạn cá Tràu

TLN, CĐN, CQKS của trùng Bánh xe được thể hiện dưới bảng sau

Bảng 5: Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Bánh xe trên cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ Da, mang 56,66 3 99 13,2

2 Cá hương Da, mang 33,3 1 12 6,68

3 Cá giống nuôi trong bể kính Da, mang 33,3 3 12 8,3 4 Cá giông nuôi ngoài ao Da, mang 40 1 12 3,2

4.1.4.4. Bệnh trùng Loa kèn

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Ciliophora Doflein, 1974 Lớp peritricha Stein, 1859

Bộ pertrichida F. Stein, 1859

Phân bộ Sessilina Kahl, 1933 Phân họ Epistylidinae Kahl, 1933

Giống Epistylis Ehrenberg, 1836 Loài Epistylis sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Loa kèn trên cá Tràu được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 6: Tỷ lệ, cường độ, cơ quan ký sinh của trùng Loa kèn trên cáTràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ Da 40 3 80 9,9

2 Cá hương - - - -

4 Cá giống nuôi ngoài ao Da 6,66 1 1 2,2

4.1.4.5. Bệnh trùng Miệng lệch (Tà quản trùng)

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Ciliophora Doflein, 1974

Lớp Kinetophragminophoreade Puytorec et al., 1974 Phân lớp Vestibuleerade Puytorec et al., 1974 Bộ Trichostomatida Buetschli, 1989

Họ Banlantidiidae Reicheniw, 1929 Giống Banlanlidium Clapaerde et Lchmann

Loài Balantidium sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Miệng lệch trên các giai đoạn của cá Tràu được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 7: Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Miệng lệch trên Cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ Da 33,3 12 98 14,2

2 Cá hương Da 3,33 2 5 3,5

3 Cá giống nuôi trong bể kính Da 3,33 1 3 2,4

4 Cá giống nuôi ngoài ao Da 6,66 3 5 2,66

4.1.4.6. Bệnh trùng ống hút

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Ciliophora Doflein, 1974

Lớp Suctoria Claparede et Lachmann, 1858 Bộ Suctirida Claparede et Lachmann, 1858

Họ Trichophryidae Fraipont, 1878

Giống Capriniana Mazzarelli, 1906 Loài Capriniana sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm của trùng Ống hút ký sinh trên cá Tràu được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 8: Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng ống hút trên cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ Da 6,66 3 12 8,4

2 Cá hương - - - - -

3 Cá giống nuôi trong bể kính - - - - -

4 Cá giống nuôi ngoài ao Da 3,33 1 2 0,33

4.1.4.7. Bệnh Trùng Mỏ neo

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Chân khớp Arthropoda

Phân ngành giáp xác Crustacea J.Lamarck, 1801 Lớp Maxillopoda Dahl, 1956

Phân lớp Copepoda M.Milne Edwards, 1834-1840 Bộ Poecilostomatoida Thorell, 1859

Họ Lernaeiadae Wilson, 1917 Giống Lernaea Linne, 1746

Loài Lernaea sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Mỏ neo trên các giai đoạn của cá Tràu được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 9 : Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của trùng Mỏ neo trên cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ Thân 30 1 5 2,66

2 Cá hương Thân 6,66 1 - 0,23

3 Cá giống nuôi trong bể kính Thân 23,3 1 2 1,14

4 Cá giống nuôi ngoài ao Thân 13,3 1 - 0,13

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Giun dẹt Plathelminthes Schneidrer, 1873

Lớp Sán lá đơn chủ Monogenea (Van Beneden, 1858) Bychowsky, 1937

Phân lớp Polyonchoinea Bychowsky, 1937 Bộ Dactylogyridea Bychowsky, 1937

Họ Dactylogyridea Bychowsky, 1937 Giống Dactylogyrus Diesing, 1850

Loài Dactylogyrus sp

- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của Sán lá đơn chủ ký sinh trên các giai đoạn của cá Tràu đượoc thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 10: Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của Sán lá đơn chủ trên các giai đoạn cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN CĐN

ít nhiều Tb

1 Cá bố mẹ - - - - -

2 Cá hương - - - - -

3 Cá giống nuôi trong bể kính - - - - -

4 Cá giống nuôi ngoài ao Mang 3,33 1 - 0,03

4.1.4.9. Bệnh Rận cá

- Tác nhân gây bệnh

Ngành Chân khớp Arthropoda

Phân ngành giáp xác Crustacea J.Lamrck, 1801 Lớp Maxillopoda Dahl, 1956

Phân lớp Branchiura Thorell, 1864 Bộ Arguloida Muller, 1785

Họ Argulidae Miiler, 1785

Giống Argulus Miiler, 1785 Loài Argulus sp

- Tỷ lệ, cường độ nhiễm, cơ quan ký sinh của Rận trên các giai đoạn của cá Tràu được thê hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 11: Tỷ lệ , cường độ nhiễm của Rận trên các giai đoạn của cá Tràu

STT Giai đoạn CQKS TLN (%) CĐN ít nhiều Tb 1 Cá bố mẹ - - - - - 2 Cá hương - - - - -

3 Cá giống nuôi trong bể kính - - - - -

4 Cá giống nuôi ngoài ao Da 3,33 1 - 0,03

4.1.4.10. Liên hệ với một số nghiên cứu trước

Đối với cá Tràu tiến vua thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về bệnh ngoại ký sinh trùng gây hại cho chúng. Tuy nhiên về mặt kiểm tra thi đã có một đợt, đó là đợt kiểm tra của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà tiến hành cách đây hai năm. Thời điểm kiểm tra vào ngày 10/10/2006. Tuy nhiên giới hạn kiểm tra mới chỉ dừng lại ở giai đoạn cá giống, còn cá hương và cá bố mẹ thì chưa. Nhưng giới hạn về bệnh thì lớn hơn, bao gồm cả nấm và vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đề tài của tôi chỉ nghiên cứu về bệnh ngoại KST, do đó vấn đề về nấm và vi khuẩn thì tôi không đề cập đến. Điều tôi muốn so Sánh ở đây là kết quả nghiên cứu về bệnh ngoại KST. Theo kết quả kiểm tra của Nguyễn Thị Hà về bệnh ngoại KST đã phát hiện một bệnh, đó là bệnh trùng Bánh xe (Trichodinidssp). Tỷ lệ nhiễm 100%, cường độ nhiễm, ít 3 trùng/TTKHV(10x10), nhiều 12trùng/TTKHV(10x10). Cơ quan ký sinh mang và da. Kết quả này có sự giống và khác với kết quả của tôi.

Về giống nhau là đều phát hiện bệnh trùng Bánh xe gây hại cho cá giống, cơ quan ký sinh là da và mang.

Về khác nhau là Nguyễn Thị Hà phát hiện tỷ lệ nhiễm trùng Bánh xe trên cá giống nhiều hơn của tôi, của tôi 40% cá giống nuôi ngoài ao, 33,3% cá giống nuôi trong bể kính, Nguyễn Thị Hà 100%. Ngoài ra tôi còn phát hiện thêm 4 loài KST gây bệnh cho cá giống, đó là bệnh trùng Loa kèn (Epistylidinae), bệnh

trùng Miệng lệch (Chilodonellosis), bệnh trùng ống hút (Capriniana), bệnh Rận cá (Argulus), bệnh Sán lá đơn chủ (Dactylogylus). Tất cả những sự khác nhau trên có một số lý do sau:

Cá giống mà Nguyễn Thị Hà thu mẫu được nuôi trong bể kính, không nuôi ngoài ao, thời điểm lấy mẫu vào mùa Thu (10/102006), còn của tôi thu mẫu cá giống nuôi ngoài ao và nuôi trong bể, thời điểm thu mẫu vào tháng 04 và tháng 06. Theo Bùi Quang Tề, 1990, mùa vụ chính của hầu hết các loài KST vào mùa Xuân và mùa Hè, ở miền Bắc, nên xác suất bắt gặp các loài KST vào hai mùa này là rất cao, còn mùa Thu thì ít hơn. Chỉ riêng trùng Bánh xe và một số ít loài KST khác hoạt động quanh năm. Lý do nữa là số lượng mẫu thu khác nhau, tôi thu mẫu 60 con, của Nguyễn Thị Hà 100 con. Do đó có sự khác nhau trên.

4.2 Thảo luận

Ao nuôi vỗ cá Tràu bố mẹ tại Viện 1 có diện tích 120m2 là qua nhỏ để nuôi 300 con cá Tràu bố mẹ, độ sâu không cao 1,8m, ao không có hệ thống thoát nước, nguồn nước cấp tuy sạch nhưng không đủ, do đó các chất bẫn và các loài KST tồn đọng nhiều. Cá Tràu tiến vua là loài sống trong môi trường tự nhiên nên khi đưa vào ao bờ xây gạch nuôi chúng chưa thích nghi, mặt thoáng không đủ rộng cho chúng hoạt động, thức ăn là cá Mè luộc chín cá ăn cũng chưa quen, nên cá dễ bị Stress.

Các chỉ tiêu môi trường trong ao ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trường và phát triển của cá Tràu tiến vua nói riêng và các loài cá khác nói chung, sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường sẽ làm cho cá bị sốc, dẫn đến cá bị rối loạn về các hoạt động sinh lý, sinh hoá, sức khoẻ giảm, khả năng đề kháng thấp tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập.

Đối với động vật thuỷ sản nói chung và cá Tràu tiến vua nói riêng, chúng đều là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước (môi trường sống), cho dù chúng vận động thường xuyên thì kết quả vận động sinh ra nhiệt không đáng kể. Nhiệt độ nước qua cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho động vật thuỷ sản (ĐVTS). Nếu nhiệt độ vượt qua giới hạn cho phép có thể dẫn đến ĐVTS chết, thậm chí chết hàng loạt. do đó mổi loài ĐVTS có ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Riêng cá Tràu tiến vua là loài có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường bất lợi hơn các loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên nhiệt độ đo được tại ao nuôi cá bố mẹ nằm trong khoảng thích hợp, cao nhất 310C, thấp nhất 190C, trung bình 250C, biện độ dao động giữa Sáng và chiều từ 0,0 - 3,20C. Không có hôm nào thay đổi đột ngột làm cho cá bị sốc.

Trong bể nuôi cá hương và cá giống, do bể được đặt trong nhà, nguồn nước cung cấp từ giếng khoan nên nhiệt độ ổn định, biên độ dao độn thấp và nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển. Nhiệt độ đo được thấp nhất là 260C, cao nhất 29,60C, trung bình 27,80C, biên độ dao động từ 0,0 - 3,60C.

Oxy hoà tan là yếu tố rất cần thiết cho tất cả các loài ĐVTS, nhu cầu oxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường. Do đó điều kiện oxy hoà tan không được thấp dưới 3mg/l. Nếu thấp hơn là mối nguy cho động vật thuỷ sản. Cá Tràu tiến vua là loài có khả năng sống trong điều kiện oxy thấp dưới 3mg/l, chúng có thể vui dưới bùn hàng tiếng đồng hồ mà vẫn sống. Trong ao nuôi cá bố mẹ hàm lượng Oxy hoà tan đo được thấp nhất 3,3mg/l, cao nhất 5 mg/l, khoảng dao động này luôn ổn định.

Trong bể ương nuôi cá hương, cá giống nguồn oxy được cung cấp bằng sục khí nên hàm lượng luôn cao và ổn định, kết quả đo được thấp nhất 3,3mg/l, cao nhất 5,3mg/l, trung bình 4,3mg/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá tràu tiến vua (channa asiatica (Trang 26)