5. Kết cấu luận văn
2.3.5 Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ
cho tỉnh nhà
Khoa học và công nghệ luôn giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” [15, tr.107]. Chính vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ gắn yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực từng sản phẩm, gắn đào tạo và sản xuất kinh doanh tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ cần tập trung đầu tư của nhà nước vào các chương trình nghiên cứu, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao cần chú trọng công tác đào tạo và bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đổi mới hệ thống đào tạo theo hướng mở rộng giáo dục phổ thông, đại học, đặc biệt phát triển dạy nghề, kết hợp giáo dục phổ thông và dạy nghề, chú trọng chất lượng giáo dục, tạo ra lực lượng công nhân trình độ cao thành thạo và không bỡ ngỡ trước công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Nâng cao hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, trường học để phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng đào tạo và nhu cầu nhân lực sản phẩm, giảm tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật.
Tăng cường hoạt động liên kết với các trường, các viện và các nhà khoa học công nghệ của tỉnh nâng cao chất lượng và gắn các đề tài nghiên cứu khoa học vào nhu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp và hộ dân. Tỉnh thực hiện chủ trương
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ trong tuyển chọn, lai tạo giống mới, cải thiện phương thức canh tác trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản [6, tr.389]. Nâng cao chất lượng và ứng dụng khoa học vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghề trong và ngoài tỉnh; tiếp tục thực hiện các đề án như “ Đào tạo nghề lao động nông thôn ” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; củng cố, sắp xếp mạng lưới Trung Tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh xuất khẩu lao động…Song tỉnh cần đầu tư nhiều cho việc ứng dụng các kỹ thuật - công nghệ vào trong sản xuất; có chế độ ưu đãi hợp lý, nhằm tạo sự đóng góp của các chuyên gia làm công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ; có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở, đơn vị nghiên cứu ở khu vực như Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long; Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi…để tăng cường công tác khuyến công, khuyến ngư, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian tới. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Phát triển quan hệ liên kết, đặt hàng giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu với các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các công ty lớn triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó còn phát triển hệ thống thông tin, tư vấn và thực hiện dịch vụ khoa học - công nghệ; tổ chức các hội chợ, các trung tâm giới thiệu, trao đổi sản phẩm khoa học và công nghệ mới. Ngoài ra chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; phát triển mạnh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Củng cố và phát triển các đơn vị hoạt động khoa học công nghệ. Xây dựng nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo điều hành, quản lý của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút những tài năng khoa học, khuyến khích và phát huy sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học và cải tiến kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội như các nhà khoa học đầu ngành, kỷ sư trưởng, kỹ viên lành nghề và công nhân kỷ thuật có tay nghề cao. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ với nước ngoài, thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển khoa học và công nghệ, khuyến khích tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tại tỉnh. Tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ thế giới để đưa tỉnh ngày càng phát triển hơn.
Để làm tốt vấn đề phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay cần có nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ, cần có những nổ lực hết mình cùng với sự phối hợp hành động giữa Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể quần chúng nhân dân. Theo em cần thực hiện tốt, tích cực các giải pháp nói trên. Mặc dù, còn phải tùy thuộc vào thời gian, theo từng lĩnh vực mà có những giải pháp cụ thể để tổng kết và rút kinh nghiệm đồng thời bổ sung những giải pháp cho phù hợp. Góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn cùng với khu vực và cả nước.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một sự phát triển nào cũng phải có một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực. Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Do vậy trong bất cứ xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề nguồn lực con người là một trong những nguồn lực cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trung tâm chiến lược trong hệ thống các nguồn lực; là nguồn lực của mọi nguồn lực, là chủ thể trực tiếp, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới mà trong đó Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng mà Đảng ta nhấn mạnh “ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển ”. Đối với nước ta là một nước đang trên đà phát triển đi lên thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi đến mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chính vì vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng luôn luôn coi vấn đề phát huy nguồn lực con người ở tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay. Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng vẫn còn là một tỉnh nghèo nàn lạc hậu, đời sống, vật chất của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cuộc sống chưa được cải thiện. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã từng bước phát triển nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Nguồn lực con người của tỉnh đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, dần dần khắc phục những bất cập về mặt cơ cấu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lực con người chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đội ngũ tri thức phân bổ không đều giữa các ngành nghề, các địa phương, các thành phần kinh tế nên dẫn đến hạn chế đưa khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Một số cán bộ chưa nhiệt tình đến vùng sâu, vùng xa để giúp đỡ nhân dân. Nhiều lĩnh vực thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, quản lý giỏi do nhiều cán bộ được đào tạo chính quy, có chuyên môn lại có xu hướng chuyển ra khỏi cơ quan nhà
nước và khỏi tỉnh. Một bộ phận sinh viên có thành tích học tập tốt sau khi ra trường không có việc làm và không muốn trở về địa phương công tác. Mặc dù có nhiều biện pháp ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao song song Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa đề ra chính sách cụ thể nên công tác này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Qua đó, Sóc Trăng cần đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác phát huy nguồn lực con người phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người. Đẩy mạnh công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. Đặc biệt là phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục. Vì việc đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách và hàng đầu không thể thiếu được đối với tỉnh Sóc Trăng mà còn đối với cả nước. Kế tiếp là đáp ứng được nhu cầu cung cấp lao động có chất lượng cao cho các khu công nghiệp, các cơ sở xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Và cuối cùng là tạo động lực thúc đẩy việc phát huy nguồn lực con người. Giữa các giải pháp phải có mối quan hệ với nhau và khi thực hiện phải có sự giải quyết một cách đồng bộ. Có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của các giải pháp và đem lại hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực con người của tỉnh Sóc Trăng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Đảng bộ, Chính quyền cùng toàn thể nhân dân tỉnh Sóc Trăng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo phải biết phát huy tiềm năng về mọi mặt của tỉnh, nhất định sẽ xây dựng Sóc Trăng trở thành tỉnh giàu, mạnh, đẹp, phát triển bền vững vì tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, để đến năm 2020 góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH SÓC TRĂNG
Bản đồ hành chính Tỉnh Sóc Trăng
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ KINH TẾ Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Phụ lục 2a: Một số hoạt động du lịch của Tỉnh Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu
Chùa Đất Sét
Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh huyện Cù Lao Dung
Phụ lục 2b: Một số hoạt động kinh tế của Tỉnh Sóc Trăng
Tổ chầm lá ở huyện Kế Sách Tỉnh Sóc Trăng
Chọn tạo giống siêu lúa xanh GSR và lúa đặc sản Sóc Trăng ( tại huyện Long Phú)
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
Khu công nghiệp An Nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồng Đậm ( 2010), luận văn tốt nghiệp “ Phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh” do thầy Đinh Ngọc Quyên hướng dẫn, Nxb Cần Thơ.
2. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2000), “Các nghị quyết của trung ương đảng
1996-1999”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), “Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2000, Nxb sự thật, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2005), “ Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới ( Đại hội VI, VII, VIII, IX) phát triển kinh tế - xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X”, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2002), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
10.Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2007), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
11.Giáo trinh triết học ( 2006), Nxb lý luận Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12.V.L Lênin ( 1977), Toàn tập, tập 38, Nxb tiến bộ, Mastxcơva.
13.Th.s Vy Thị Hương Lan. “quá trinh thực hiện chính sách an sinh xã hội
và những vấn đề hiện nay”. Tap chi lịch sử đảng số 4/2009.
14.Hồ Chí Minh ( 1996), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Hồ Chí Minh ( 1996), Toàn tập, tập7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Hồ Chí Minh ( 2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Hồ Chí Minh ( 2002), Toàn tập, tập 5, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.C.Mác – Ăngghen ( 1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
19.C.Mác – Ăngghen ( 1995) , Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
20.C.Mác – Ăngghen ( 1996), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
21.C.Mác – Ăngghen ( 2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
22. C.Mác – Ăngghen ( 2002), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
23.Tập chí lịch sử Đảng số 4/2009.
24.Wedsite http: www. xaydungdang.org.vn
25.Sở nội vụ tỉnh Sóc Trăng: số liệu thống kê viên chức ngày 31/12/2012.
26.Sở giáo dục và đào tạo Sóc Trăng: Tổng kết năm 2012-2013 chất lượng
giáo dục từng bước phát triển
27.Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Kinh nghiệm của một số nước về
phát triển giáo dục đào tạo khoa học công nghệ ( 2008), Nxb Chính trị