5. Kết cấu luận văn
1.4 VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.4.1. Khái niệm về nguồn lực con người
Nguồn lực con người ( hay “ nhân tố con người ”, “ nguồn nhân lực con người ”) là khái niệm phản ánh toàn bộ những khả năng thực tế và những hoạt động
trên mọi lĩnh vực của mỗi người, mỗi cộng đồng người đã, đang hoặc sẽ tác động vào quá trình nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và cải tạo bản thân con người theo định hướng tiến bộ văn minh. Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Chúng ta biết rằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của quốc gia. Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tố “ khởi động ”, và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại thì nguồn lực con người càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn. Ngược lại nguồn lực con người được sử dụng, lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể hiểu nguồn lực theo những cách khác nhau, nhưng nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó. Từ cách hiểu như vậy, nguồn lực con người là những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngân hàng Thế giới cho rằng : nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người ( thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó [10 ,tr.271]. Có thể hiểu nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội.v.v... tạo thành năng lực của con người, của cộng đồng. Năng lực đó khi được sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.
Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội; con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình lịch sử; con người là yếu tố quan trọng nhất
trong lực lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội, và cách mạng xã hội cũng là sự nghiệp của quần chúng lao động. Trên tinh thần đó và xuất phát từ thực tiễn nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc đến câu ca dao của nhân dân Quảng Bình rằng : “ Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong ”. Khi bắt tay vào xây dựng đất nước trong hoàn cảnh đã giành được nền hòa bình; Người nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa ”. Khi suy ngẫm về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ để đảm bảo mãi mãi sự hưng thịnh của đất nước, Người nhắc lại chân lý mà các nhà hiền triết đã tổng kết: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ”.
Chỉ có thể đánh giá vai trò quyết định của nguồn lực con người khi đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Sự tồn tại bền vững và sự phát triển theo con đường tiến bộ của bất cứ quốc gia nào cũng phụ thuộc vào nhiều nhân tố: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn đã được tích lũy trong nước và nguồn vốn có thể tranh thủ từ nước ngoài…Mỗi nhân tố có vai trò riêng, nhưng sự hội nhập đủ các nhân tố cơ bản thường tạo ra kết quả lớn hơn tổng số các nhân tố cộng lại với tư cách là “ phép cộng đơn thuần ”. Ngược lại, sự thiếu hụt của một nhân tố cơ bản nào đó, có khi gây nên sự giảm tác dụng của các nhân tố khác, nghĩa là gây nên hậu quả tiêu cực lớn hơn vai trò của nhân tố thiếu hụt đó. Tuy thế, những nhân tố nói trên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ chở thành nhân tố “ động ” và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người tức là được nguồn lực con người khơi dậy. Bởi vì, con người là nhân tố chủ động, có đầy đủ khả năng lợi dụng các nhân tố khác, gắn kết các nhân tố khác tạo thành một tổng thể các nhân tố cần thiết và định hướng tác động của mọi nhân tố vào mục tiêu phát triển của đất nước.
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đất nước. Nhưng thực tế cho thấy, chúng phụ thuộc vào khả năng khai thác của con người. Ở một số nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi là nhân tố làm cho đất nước giàu mạnh; nhưng ở một nước khác - điều kiện tự nhiên
cũng tương tự, hoặc còn thuận lợi hơn - đất nước lại ngày một nghèo nàn, kiệt quệ và nguồn tài nguyên ngày càng trở nên cạn kiệt. Bởi vậy trường hợp thứ nhất : con người tái tạo thiên nhiên; còn trường hợp thứ hai: con người tướt đoạt thiên nhiên, biến nó thành hoang mạc.
Nguồn lực con người có vai trò quyết định trong các nhân tố, các nguồn lực của sự phát triển lịch sử, trước hết là do năng lực sáng tạo trí tuệ của bản thân con người và cộng đồng người theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử. Do đó, nguồn lực con người phải được nhìn nhận trong môi trường của nền văn minh và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện chịu ảnh hưởng của một hệ thống tiên tiến và của một trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại trong đó chân lý khoa học không tách rời chủ nghĩa nhân văn.
Nguồn lực con người không chỉ cần được nhìn nhận về mặt tự nhiên mà còn cần được nhìn nhận về mặt xã hội. Tạo được môi trường xã hội để con người sống tự do và hạnh phúc, có điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động sáng tạo, thì tính năng động của nhân tố con người sẽ được thể hiện ở mức tối đa. Ngược lại, con người và nguồn lực con người sẽ tự mòn mõi, mất mát, tự nảy sinh trong đó những yếu tố kiềm hãm. Tự nó, nếu chưa được khai thác, những nhân tố tự nhiên vẫn tồn tại, dẫu có thay đổi cũng rất chậm ( sự thay đổi của khí hậu mỗi vùng chỉ có thể cảm nhận được nếu so sánh trong phạm vi thời gian hàng thế kỷ, quặng mỏ vẫn trầm tích trong lòng đất cho đến khi được khai thác…). Nhưng con người hàng ngày vẫn phải tiêu phí của cải cho sự sống của chính mình. Nó là nhân tố cần được duy trì, nuôi dưỡng bởi các nhân tố khác. Sự sinh sôi tự nhiên, phát triển nhanh của các nhu cầu làm cho lượng của cải mà con người cần tiêu dùng để nuôi sống mình ngày càng lớn. Điều đó làm cho việc đề ra những giải pháp để phát huy vai trò của nguồn lực con người thật sự là một đòi hỏi cấp bách. Đó vừa là một giải pháp rất cơ bản, lâu dài, vừa là giải pháp có ý nghĩa tình thế.
1.4.2. Vai trò của việc phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Muốn phát triển đất nước, thì buộc mỗi quốc gia phải kết hợp nhiều nguồn lực: tài nguyên thiên nhiên, địa hình, vốn đầu tư nước ngoài, nguồn lực con người, khoa học - công nghệ…, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. Nguồn lực con người được thể hiện khi nó được đặt trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Các yếu tố dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể biến động chúng chỉ kết hợp với yếu tố con người mới có thể đạt được hiểu quả cao. Trong khi những nguồn lực khác cạn kiệt thì nguồn lực con người ngày càng đa dạng phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn. Nguồn lực con người càng được sử dụng thì càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. Vì vậy nguồn lực con người có vai trò rất quan trọng quá trình phát triển kinh tế của đất nước:
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế:
Trong lĩnh vực kinh tế: cần xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất. Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất. Lênin đã chỉ ra “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.
Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò của người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị:
Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, “ Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự ”[15, tr.323]. Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh.
Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ. Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, phổ biến luật pháp của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nói đến vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: khi người dân “…biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm ” [17, tr.223], “ thì việc gì khó mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ ”[17, tr.426].
Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân: trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa.
Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động. Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú,v.v… Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản có văn hóa tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao.
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hóa nhiều nước trên thế giới. Trình độ tri thức của mỗi người về văn hóa sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân. Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội:
Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người. Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực