PL1.4 Đặc điểm tổng quát của các sơ đồ hệ thống đường ống nước trong trạm lạnh trung tâm chiller giải nhiệt nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí chiller bằng phương pháp phân phối phụ tải tối ưu (Trang 119 - 122)

nước trong trạm lạnh trung tâm chiller giải nhiệt nước

Qua phân tích các sơ đồ đường ống nước lạnh, nước giải nhiệt trong TLTT chiller ta có thể tổng quát các đặc điểm của hệ thống như sau:

Trong trạm lạnh trung tâm sử dụng MLTT chiller giải nhiệt gió, sơ đồ hệ thống đường ống nước lạnh của TLTT chiller chính là sơ đồ hệ thống đường ống nước của TLTT chiller giải nhiệt gió như trong các hình PL1.5 ~ PL1.7. Cấu trúc của TLTT chiller giải nhiệt gió chỉ bao gồm các bơm nước lạnh, MLTT chiller giải nhiệt gió và hệ thống đường ống nước lạnh. Với TLTT chiller giải nhiệt nước, sơ đồ đường ống trong trạm lạnh bao gồm cả hệ thống đường ống nước lạnh và đường ống nước giải nhiệt. Sơ đồ điển hình của một TLTT chiller giải nhiệt nước, cũng là sơ đồ sử dụng cho tòa nhà Mipec, được thể hiện trong hình 3.1. Cấu trúc của TLTT giải nhiệt nước phức tạp hơn nhiều và bao gồm: các MLTT giải nhiệt nước, các bơm nước lạnh, các bơm nước giải nhiệt, các tháp giải nhiệt hệ thống đường ống nước lạnh và nước giải nhiệt.

Đặc điểm điển hình của các TLTT chiller được thiết kế và lắp đặt đều có tính mô đun. Điều này đảm bảo trong mọi trường hợp vận hành thì số lượng bơm hay tháp giải nhiệt chạy đồng thời đều tương ứng với số lượng MLTT chiller chạy đồng thời, cũng đồng thời các bơm hay chiller hay tháp giải nhiệt đều có thể đổi lẫn vai trò của nhau trong cùng cụm thiết bị nó tham gia. Nguyên nhân cơ bản của đặc điểm này là do sự mô đun hóa theo từng dải công suất trong việc sản xuât hàng hoạt để giảm giá thành thiết bị, cũng như do yêu cầu điều chỉnh năng suất lạnh trạm lạnh đáp ứng theo yêu cầu của phụ tải lạnh.

PL13

Tổng công suất tiêu thụ điện của TLTT chiller bằng tổng công suất tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị thành phần trong TLTT chiller hoạt động đồng thời bao gồm: công suất điện tiêu thụ cho MLTT chiller, bơm nước lạnh, bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt (không bao gồm công suất tiêu thụ điện của các thiết bị dự phòng). Tuy nhiên, tổng năng suất lạnh của trạm lạnh cấp đến phụ tải cũng chỉ bằng tổng năng suất lạnh của các MLTT chiller hoạt động đồng thời. Do đó, đối với các trạm lạnh mà các bơm hay quạt tháp giải nhiệt có lưu lượng không đổi, đồng nghĩa với công suất điện tiêu thụ của bơm hay tháp giải nhiệt là không đổi thì cơ hội TKNL của TLTT cũng chỉ thông qua khả năng điều chỉnh phụ tải của MTLL chiller mà thôi. Bài toán tối ưu PPPT để tìm kiếm cơ hội TKNL chỉ còn là bài toán phân phối của riêng các MLTT chiller mà thôi. Đối với các TLTT chiller mà có lưu lượng thay đổi, nghĩa là bơm hoặc quạt tháp giải nhiệt được điều khiển bằng biến tần, thì bài toán tối ưu PPPT sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi cơ hội TKNL không chỉ ở trên MLTT chiller mà cả các hiệu quả TKNL ở các thành phần khác như bơm và quạt tháp giải nhiệt. PL1.5 Sơ đồ phân phối không khí trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm chiller

Việc gọi tên các sơ đồ phân phối không khí có thể theo các cách khác nhau. Theo sơ đồ xử lý không khí thì có thể chia ra làm: sơ đồ thẳng, sơ đồ có tuần hoàn không khí một cấp hay sơ đồ có tuần hoàn không khí hai cấp. Một cách phân loại khác có thể chia ra làm 2 loại: sơ đồ phân phối không khí có lưu lượng không đổi (CAV – Constant Air Volume) và sơ đồ phân phối không khí có lưu lượng thay đổi (VAV – Variable Air Volume) [24].

Sơ đồ phân phối không khí có lưu lượng gió không đổi trên hình PL1.9 có không khí tuần hoàn giữa không gian điều hòa và thiết bị xử lý với lưu lượng không đổi. Sơ đồ được sử dụng rộng rãi cho một không gian cùng chế độ nhiệt ẩm hay trong các ứng dụng điều hòa công nghệ khi có thêm các yếu tố khác bên cạnh chế độ nhiệt - ẩm ổn định như: độ sạch không khí, áp suất phòng, các chỉ tiêu vi sinh... Sơ đồ có lưu lượng gió không đổi được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều hòa công nghệ, điều hòa tiện nghi cho một vùng khí hậu.

PL14

Hình PL1.9 Sơ đồ hệ thống phân phối không khí có lưu lượng gió không đổi (CAV)

Hình PL1.10 Sơ đồ hệ thống phân phối không khí có lưu lượng gió thay đổi (VAV) Sơ đồ phân phối không khí có lưu lượng thay đổi như trên hình PL1.10 có lưu lượng không khí tuần hoàn tương ứng với nhu cầu phụ tải. Đây là sơ đồ thường được sử dụng trong hệ thống ĐHKK tiện nghi khi một thiết bị xử lý không khí cung cấp cho nhiều không gian có chế độ nhiệt ẩm khác nhau. Để đảm bảo được chế độ nhiệt ẩm khác nhau của nhiều không gian, thiết bị xử lý không khí kết hợp với các bộ điều chỉnh lưu lượng (VAV box). Tùy theo nhu cầu phụ tải của mỗi không gian, các hộp VAV khống chế lưu lượng gió cấp vào tương ứng.

Các hộp VAV có nhiều loại: Loại điều chỉnh lưu lượng không phụ thuộc vào áp suất và loại điều chỉnh lưu lượng phụ thuộc vào áp suất. Cấu trúc cơ bản của một họp VAV bao gồm: cảm biến lưu lượng không khí (Cross-flow sensor); van gió điều chỉnh lưu lượng và động cơ van gió; bộ điều khiển VAV. Ngoài ra, trong hộp VAV có thể có thêm 1 hoặc 1 vài mô đun xử lý không khí thứ cấp như: dàn sưởi / điện trở sưởi thứ cấp hay dàn lạnh / dàn sưởi thứ cấp [24, 54].

PL15

Giống như bơm nước tuần hoàn trong hệ thống đường ống nước lạnh, nước nóng và nước giải nhiệt, đặc tuyến làm việc của quạt gió và đặc tuyến lưới của hệ thống đường ống phân phối không khí có mối liên hệ chặt chẽ với nhau ở điểm làm việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí chiller bằng phương pháp phân phối phụ tải tối ưu (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)