KIỂM SOÁT CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK VÕ VĂN NGÂN.
3.1 Nhận xét về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank Võ Văn Ngân.
3.1.1 Kết quả đạt được:
- Phòng giao dịch Techcombank Võ Văn Ngân tuy mới được thành lập được khoảng 1 năm, còn rất non trẻ so với hệ thống các phòng giao dịch cùng chung chi nhánh nhưng đã để lại được một ấn tượng tốt cho ban lãnh đạo cũng như cho khách hàng. - Với việc áp dụng quy trình tín dụng phê duyệt tập trung đã giúp cho phòng giao
dịch nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng hơn, sàng lọc khách hàng tốt, tích cực đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra sau vay để kiểm soát mục đích sử dụng nguồn vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế việc gia hạn và cơ cấu lại nợ. Đồng thời cài đặt được nhiều thủ tục kiểm soát hơn, thực hiện việc phân quyền rõ ràng hơn. Hoạt động theo dõi sau khi vay cũng được nhân viên tín dụng của phòng theo dõi khá là chặt chẽ, định kì nhân viên gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng đóng tiền đúng thời hạn. Các trường hợp phát hiện các dấu hiệu không tuân thủ cam kết với ngân hàng hoặc các dấu hiệu xấu đi trong hoạt động của khách hàng đều bị lập biên bản, giải quyết dứt khoát rõ ràng tránh trường hợp khách hàng dây dưa không trả nợ cho ngân hàng. Việc thực hiện tốt công việc kiểm soát sau vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 0,614 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay là 37,2 tỷ, tương đương 1,61%. Tỷ lệ này là khá tốt nếu so với tình trạng chung của các ngân hàng hiện nay.
- Công tác thu lãi cho vay tiêu dùng cũng đạt được kết quả cao, thường đạt ở mức trên 150% so với kế hoạch.
- Các sản phẩm bán lẻ ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt có thêm nhiều sản phẩm hỗ trợ mới với chính sách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng như cho vay xây, sửa nhà, vay mua xe, vay du học...Khách hàng tới vay tiêu dùng chủ yếu dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và vay thế chấp nhà. Số dư tín dụng cũng ngày càng tăng lên.
- Đối tượng khách hàng: lúc mới được thành lập, khách hàng vay chủ yếu là khách hàng quen thuộc của Techcombank và người thân của nhân viên, thời gian gần đây, bộ phận kinh doanh đã tích cực thực hiện các chiến dịch tiếp thị nên đã thu hút được một số khách hàng quan trọng. Phòng cũng đã thực hiện một số chương trình chăm sóc khách hàng và quảng cáo qua một số phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tờ rơi...nên đã thu hút thêm được nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng vay mua nhà và mua ô tô mới.
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Vay ngắn hạn 750.455.800 895.143.167 1.576.900.000 1.961.896.318 Vay trung hạn 668.900.000 950.740.000 1.876.300.000 2.470.246.000 Vay dài hạn 3.282.690.000 4.900.785.000 8.560.500.000 9.169.725.000 Tổng cộng 4.702.045.800 6.746.668.167 12.013.700.00 0 13.601.867.320
(Nguồn: phòng tín dụng cá nhân Techcombank Võ Văn Ngân)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lượng tiền cho vay tăng dần qua các quý , trong đó khoản vay dài hạn chiếm nhiều nhất, tiếp theo đó là đến trung hạn và ngắn hạn.
Về cho vay du học: nhân viên của phòng đã liên kết với các công ty dịch vụ du học để giới thiệu các gói hỗ trợ vay cho các du học sinh. Với mức chính sách đưa ra mức lãi suất hợp lý mà số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng.
- Techcombank áp dụng chính sách phê duyệt tập trung, mọi hồ sơ của khách hàng đều phải được đẩy lên hệ thống LOS nên các hồ sơ này sẽ được lưu lại. Bên cạnh đó, nhu cầu vay của khách hàng hết sức đa dạng, vì thế công việc của nhân viên tín dụng cũng hết sức phong phú, nên khi gặp các trường hợp vay giống nhau thì nhân viên có thể lên hệ thống LOS để xem lại quy trình cũng như cách thức đã thực hiện. Điều này giúp rút ngắn thời gian thực hiện một bộ hồ sơ, khách hàng không phải chờ đợi giải ngân lâu.
- Nhân viên được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp, có thái độ cư xử nhẹ nhàng thân thiện, tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Sổ tay nhận xét luôn nhận được sự khen ngợi từ phía khách hàng. Các cuộc kiểm tra định kỳ hàng tháng hầu như không có nhân viên phải thi lại lần hai, chứng tỏ nghiệp vụ mà nhân viên nắm rất chắc.
- Techcombank đã phát hành sổ tay tín dụng đến cho tất cả nhân viên phòng tín dụng, đây được xem là kim chỉ nam hướng dẫn nhân viên quy trình nghiệp vụ. Thông qua sổ tay này, nhân viên cập nhật được các sản phẩm mới, các quy định mới và quy trình bổ sung. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn ghi chép cả các kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai áp dụng sản phẩm tạo điều kiện cho các nhân viên mới nắm bắt và thực hiện theo hướng dẫn chính xác hơn.
3.1.2 Hạn chế :
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân được Techcombank xây dựng khá chi tiết, thu thập rất nhiều chỉ tiêu từ phía khách hàng, nhằm đưa ra được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên nếu chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trên thì có thể Techcombank sẽ bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng khác. Giả sử như một khách hàng trình độ học vấn thấp nhưng khả năng tài chính lại mạnh thì xét trên lý thuyết
vẫn được Techcombank cấp tín dụng, nhưng nếu đem vào xét trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng thì có thể sẽ không đủ tiêu chuẩn do không đáp ứng được yếu tố trình độ học vấn (từ trung học phổ thông trở lên).
Hệ thống LOS được Techcombank sử dụng mang lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những vấn để đáng lưu ý. Tất cả các hồ sơ vay đều phải trình lên phê duyệt tập trung nên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nhân viên trên bộ phận phê duyệt chỉ phê duyệt hồ sơ qua giấy tờ nên sẽ không hiểu rõ được tình hình thu nhập thực tế của khách hàng nên có thể bị rớt hồ sơ.
Đối với cách thức duyệt hồ sơ tại phòng thì hồ sơ khách hàng sẽ được đánh giá chính xác về nguồn thu nhập nhưng lại khó quản lý, hồ sơ có thể không minh bạch.
Phòng giao dịch mới được thành lập nên chỉ có 2 nhân viên tín dụng. Các tháng từ giữa đến cuối năm lượng hồ sơ vay có xu hướng tăng , nhân viên sẽ phải giải quyết nhiều hồ sơ, khó có thể tránh khỏi tình trạng sai sót, chậm trễ hồ sơ của khách hàng.
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế đó.
-Hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng chỉ là những cài đặt trên máy móc
nên đôi khi còn quá cứng nhắc so với thực tế. Khi nhập các yếu tố thu thập được từ khách hàng cho vào hệ thống, kết quả đưa ra sẽ chỉ mang tính chất tương đối vì còn nhiều yếu tố ngoại lệ khác mà hệ thống chưa được cập nhật.
-Vì là phê duyệt tập trung nên hàng ngày lượng hồ sơ đẩy lên phê duyệt rất nhiều, do đó bộ phận phê duyệt sẽ khó có thời gian để đi thực tế khách hàng, vì thế đôi khi có những bộ hồ sơ bị cho là không đủ tiêu chuẩn. Một nguyên nhân khác có thể do quá tải trong thời gian làm việc mà hồ sơ khách hàng bị nhầm lẫn, sai sót...
-Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm tới vấn đề nếu bỏ ra một khoản chi phí lớn dành cho việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ thì điều đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho ngân hàng, những lợi ích này có đủ bù đắp cho chi phí mà ngân hàng chi tiêu hay không. Nhận thức được tàm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ nên tất cả mọi khoản vay dù lớn hay nhỏ tại phòng và chi nhánh đều phải được ban hỗ trợ tín dụng kiểm tra. Chính vì vậy mà lượng hồ sơ của nhân viên quản lý tín dụng rất nhiều. Do đó áp lực của nhân viên tín dụng và người phụ trách ban là rất lớn.
- Nhu cầu về nguồn nhân lực hiên tại là rất lớn. Khối lượng công việc cho 2 nhân viên tín dụng của phòng là khá lớn, dẫn đến sai sót là điều khó thể tránh khỏi. Có những sai sót phát hiện được thì cũng làm ảnh hưởng đến thời gian cấp tín dụng cho khách hàng, còn sai sót không phát hiện được thì làm rủi ro cho ngân hàng gánh chịu gia tăng.