- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 50
2.2.2.2. Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng tình hình dư nợ các thành phần kinh tế (2.3) từ năm 2008- QIII- 2011. Tổng dư nợ qua các năm đều tăng lên nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng lên rất ít, từ 97.829 triệu đồng lên 99.497, tức là chỉ tăng thêm được 1.668 triệu đồng. Nhưng đến năm 2010 thì tổng dư nợ là 115.069 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 17.240 triệu đồng, tức là 17,62%, so với năm 2009 thì tổng dư nợ tăng thêm được 15.572 triệu đồng, tức 15,65%. Sang tới QIII- 2011 tổng dư nợ là 124.985 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 9.916, tức tăng 8,62%.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua năm 2008- QIII- 2011 ĐVT: Triệu đồng S T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 QIII- 2011 ST % ST % ST % ST % 1 Hộ sản xuất 72.027 73,63 78.261 78,66 79.626 69,20 84.156 67,33 2 Doanh nghiệp 12.045 12,31 13.484 13,55 22.228 19,32 26.475 21,19 3 Khác 13.757 14,06 7.752 7,79 13.215 11,48 14.354 11,48 4 Tổng dư nợ 97.829 100 99.497 100 115.069 100 124.985 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn)
Tình hình dư nợ các thành phần kinh tế đều tăng qua các năm nhưng dư nợ của hộ sản xuất chiếm phần lớn nhất và tăng dần qua các năm. Năm 2008 dư nợ hộ sản xuất là 72.027 triệu đồng, chiếm 73,63% so với tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ hộ sản xuất là 78.261 triệu đồng, chiếm 78,66% tăng hơn so với năm 2008 là 6.234 triệu đồng, tương ứng 8,66%. Năm 2010 dư nợ hộ sản xuất là 79.626 triệu đồng, chiếm 69,2% trên tổng dư nợ tăng hơn năm 2009 là 1.365 triệu đồng, tương ứng tăng 1,74%. QIII- 2011 dư nợ hộ sản xuất là 84.156 triệu đồng chiếm 67,33% tăng hơn so với năm 2010 là 4.530 triệu đồng, tương ứng tăng 5,69%.
Bên cạnh đó, tình hình dư nợ của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2008 dư nợ doanh nghiệp chiếm 12,31% tổng dư nợ, tức 12.045 triệu đồng; năm 2009 dư nợ DN chiếm 23,55% tổng dư nợ, tức 13.484 triệu đồng; năm 2010 dư nợ doanh nghiệp chiếm 19,32% tổng dư nợ, tức 22.228 triệu đồng; QIII- 2011 dư nợ doanh nghiệp chiếm 21,19% tổng dư nợ, tức 26.475 triệu đồng.
Để đạt được kết quả này là do sự cố gắng nổi bật của ngân hàng, đó là ngân hàng đã nới lỏng một số biện pháp phù hợp với thực tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất vay vốn, vừa tăng trưởng tín dụng, mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.