Tác động của con người đến loài Re hương tại các khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố loài Re hương của 5 huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)

Kết quả điều tra được sự tác động của con người tới rừng từ tác động chặt/ cưa cây với mức độ tác động mạnh, cụ thể như sau:

Do cây Re hương có lợi ích về mặt kinh tế nên số lượng cây bị chặt ngày càng gia tăng nhất là những năm 1990 lượng cây Re hương bị chặt hạ là rất lớn. Trong những năm 1990 chiến dịch khai thác Re hương để nấu tinh dầu với giá cao nên số lượng cây Re hương còn lại là rất ít.

Đốt rừng để trồng trọt các loài như: Ngô, Khoai, Sắn…. phục vụ cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân và còn trồng cả các loài cây làm thức ăn cho gia súc dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị mất đi.

Hoạt động săn bắt động thực vật, dùng lửa để săn bắt ong là một trong những hoạt động diễn ra mạnh vào thời điểm mùa xuân và mùa hè, người dân sử dụng cách săn ong cổ truyền nhằm săn bắt tìm kiếm mật ong để nuôi và kiếm mật ong phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người và thương mại.

Sự tác động của con người tới rừng vẫn là khá cao đối tượng khai thác không chỉ riêng gì cây gỗ lớn mà là tất cả các tài nguyên rừng bao gồm cả động vật rừng và lâm sản ngoài gỗ nói chung những gì đem lại lợi ích kinh tế cao là người dân khai thác một cách không thương tiếc. Theo sau mỗi cây gỗ đó là nhiều loài cây khác cũng bị ảnh hưởng, có rất nhiều cây tái sinh bị cây gỗ đổ đập vào hay đè lên làm cây con bị chết, đây cũng là nguyên nhân làm cho số lượng cây tái sinh của nhiều loài cũng như Re hương còn lại rất ít và dần gây dẫn đến mất loài. Quá trình tác động không chỉ do người dân địa phương mà còn yếu tố của bộ phận không nhỏ lâm tặc.

Trong tuyến điều tra rất nhiều cây gỗ to bị chặt đổ ngổn ngang trong rừng nhưng không được sử dụng do bị rỗng lõi hoặc chỉ dùng những chỗ có giá trị còn bỏ lại những chỗ gỗ non, kém chất lượng.

Do hoạt động chăn thả gia súc của người dân trên địa bàn huyện, các loài xuất hiện nhiều được người dân chăn thả như trâu, bò, dê…. Người dân chăn thả tự do, cả xóm chăn thả hằng ngày và thường xuyên. Do địa hình đa số là đồi đất núi thấp nên sự tác động của việc chăn thả gia súc là tương đối nhiều.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố loài Re hương của 5 huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 56)