Hiện trạng tài nguyên

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố loài Re hương của 5 huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

2.3.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.

2.3.2.2. Tài nguyên rừng

Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.

2.3.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.

- Khu vực diện tích rừng có phân bố loài Re hương tại đại bàn nghiên cứu

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Do hạn chế về điều kiện thực hiện, đề tài này được giới hạn trong phạm vi sau: + Quy mô nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực hiện trên quy mô cấp tỉnh. + Đề tài chỉ tập trung kế thừa số liệu, ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố mật độ loài Re hương tại 5 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa đim nghiên cu

Huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai và Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Thi gian nghiên cu

Thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 1 năm 2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra phân bố loài Re hương tại Thái Nguyên, (Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ)

Nội dung 2: Lập cơ sở dữ liệu GIS về phân bố và tái sinh loài Re hương trên địa bàn nghiên cứu.

Nội dung 3: Xây dựng bản đồ phân bố loài Re hương cho 5 huyện tại khu vực điều tra nghiên cứu bằng ứng dụng Mapinfo.

Nội dung 4: Tác động của con người đến loài Re hương tại các khu vực nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thu thp tài liu liên quan đến vn đề nghiên cu

+ Điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, thủy văn kế thừa số liệu của các Trạm khí tượng Thủy văn gần địa điểm nghiên cứu nhất; đất đai, địa hình, tài nguyên rừng kế thừa số liệu của các phòng Nông nghiệp huyện.

+ Điều kiện kinh dân sinh tế xã hội: Kế thừa số liệu của các phòng Nông nghiệp huyện.

3.4.2. Điu tra chi tiết

3.4.2.1. Trang thiết bị

-Chuẩn bị Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10,000. 1 :25,000.

-Bản đồ hiện trạng rừng Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa tỷ lệ 1: 10,000. 1 :25,000 năm 2010 của Viện Điều tra Quy Hoạch Rừng.

-Địa bàn ba chân để định hướng bản đồ và lập OTC xác định trạng thái rừng và chỉ tiêu đo đếm (D, H).

-Máy GPS để kiểm tra đường ranh giới lô rừng, xác định điểm nghiên cứu, xác định tuyến điều tra, điểm trên tuyến.

-Thước kẹp kính

-Thước đo chiều cao Blummneiss, ống nhòm tia laser 800 -Biểu điều tra cần thiết

3.4.2.2. Thu thập số liệu

∗ Điều tra sơ thám

Tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra, điều tra sơ thám nhằm:

-Xác định được khu vực nghiên cứu nơi có loài Re hương phân bố. -Xác định sơ bộ và mở rộng tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi có loài cây nghiên cứu phân bố.

∗ Điều tra hiện trạng phân bố cây Re hương đơn lẻ.

Điều tra trong dân nhờ lãnh đạo xã giới thiệu cán bộ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp dẫn đi tìm các cây cá thể còn trong vườn nhà của dân. Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị sử dụng, phân bố trên địa bàn từ đó có thể thu thập được số liệu các cây Re hương của từng xã qua đó tổng hợp điền thông tin điều tra vào bảng dưới đây: (Mẫu bảng 01 phụ lục 1)

∗ Điều tra hiện trạng phân bố theo tuyến

- Tiến hành thiết lập các tuyến điều tra với số lượng các tuyến phụ thuộc vào diện tích từng huyện, đề tài điều tra tại 5 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên: Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa. Khoảng cách giữa các tuyến điều tra dự định là 5000 m.

Bảng 3.1: Thống kê các tuyến điều tra của các huyện

STT Tên huyện Tuyến Điểm

1 Đồng Hỷ 1 5 2 5 3 5 4 7 5 5 6 8 7 7 8 9 9 5 10 6 2 Định Hóa 1 4 2 5 3 7 4 4 5 6 6 3 7 3 8 5 9 4 10 5 11 3 3 Võ Nhai 1 4 2 5 3 5 4 6 5 6 6 6 7 5 8 6 9 6 10 4 11 4 12 3 4 Đại Từ 1 6 2 6 3 3 4 2

STT Tên huyện Tuyến Điểm 4 Đại Từ 5 4 6 4 7 4 8 2 9 4 10 2 11 3 5 Phú Lương 1 4 2 6 3 6 4 7 5 6 6 6 7 5 8 4 9 3 10 3

- Tiến hành điều tra sơ bộ theo các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu để xác định các tuyến cần điều tra thực vật nơi có loài Re hương phân bố.

- Xác định các tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nơi có loài cây phân bố và đi qua những độ cao, loại rừng khác nhau.

- Dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ thảm thực vật để xác định hướng tuyến đi, trên mỗi tuyến cứ 1000m bố trí 1 điểm đo Haga (hình tròn) với bán kính 18m hoặc hình vuông/chữ nhật với diện tích với diện tích ô 1000m2 để xác định mật độ loài Re Hương về cây gỗ (cây có đường kính d ≥ 6cm) và cây tái sinh (D1.3 < 6cm) trong ODB có S = 25m2. Mỗi điểm đo trên thực địa sẽ được tổng hợp theo biểu tuyến điều tra.

- Trên tuyến điều tra đánh dấu tọa độ các loài quý hiếm. Các số liệu thu thập được ghi vào: (Mẫu bảng 02 phụ lục 1)

Trên các tuyến điều tra, điều tra phát hiện các loài sinh sống cùng loài Re hương bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái. Kết quả điều tra được trên tuyến ghi vào mẫu bảng sau: (Mẫu bảng 03 phụ lục 1)

Quan sát cây Re hương trong đó có cả cây nhỏ và cây trưởng thành có D1.3 ≥ 6cm, sau đó tiến hành mô tả, đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, kích thước D1.3 và Hvn để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại các loài cây cần nghiên cứu với các loài cây khác.

∗ Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và dung lượng mẫu

- Lập OTC điển hình để nghiên cứu rừng có Re hương

+ Đối với rừng núi đá: Diện tích OTC: 500 m2 (25m x 20m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.

+ Đối với đất có rừng tự nhiên trên núi đất: Diện tích OTC: 1000 m2 với bán kính R=18m hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.

+ Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác

nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.

+ Thu thập số liệu: Trong mỗi trạng thái TTV, lập 5 ô tiêu chuẩn theo

phương pháp điển hình. Trong mỗi ô, thống kê các chỉ tiêu tầng cây gỗ như sau: - Đo đường kính với những cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm bằng thước kẹp kính hoặc thước đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính.

- Đo chiều cao Hvn và Hdc bằng thước sào đo cao chia vạch đến 0,1m. - Đo đường kính tán Dt theo hướng ĐT – NB sau đó lấy giá trị trung bình.

∗ Điều tra cây tái sinh:

- Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong OTC lập 5 ODB để điều tra cây tái sinh theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể như hình vẽ sau:

Hình 3.2. Sơ đồ OTC và ODB

Trong mỗi OTC thống kê tất cả các loài cây gỗ có các chỉ tiêu và được ghi vào (Mẫu bảng 04 phụ lục 1)

Cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bản với số lượng 5 ô. 4 ô bốn góc 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô 25m². Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo mẫu bảng: (Mẫu bảng 05 phụ lục 1)

Trên các ODB tiến hành điều tra cây tái sinh (cây nào không biết cần thu mẫu mang về giám định).

Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu. -Tên loài cây tái sinh

-Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau.

-Xác định chất lượng cây tái sinh (cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh; cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình).

-Xác định nguồn gốc cây tái sinh.

∗ Phân tích và xử lý số liệu + Xây dựng cơ sở dữ liệu

Trong phần mềm Mapinfo, trên cơ sở các điểm quan sát, thu thập dữ liệu trên thực địa, lập các trường (field) chính như: tuyến điều tra, điểm quan sát, mật độ cây Re Hương tại các điểm điều tra, mật độ tái sinh Re hương tại các điểm điều tra; trạng thái rừng, ưu hợp, diện tích, trữ lượng, tổng diện ngang (G), mật độ che phủ thảm thực bì, độ dốc, hướng phơi, loại đất, độ cao...

-Trên phần mềm Mapinbfo

Vào Table/ maintenance/ Table structure/ tạo cơ sở dữ liệu/ OK

-Sử dụng Update column và Information để cập nhật và lưu dữ liệu về loài Re Hương.

Sử dụng phần mềm mapsoure để xuất dữ liệu từ máy GPS ra máy tính từ đó làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân bố Re hương.

+ Xây dựng bản đồ phân bố Re hương -Mở bảng dữ lệu điều tra cây Re hương -Chọn Map/ Creat themetic map/ step 1 of 3 Trong cộp Type/ grid

Trong Template Name / Grid default/ next -Hộp thoại Creat themetic map/ step 2 of 3 Trong ô Table/ chọn bảng điều tra Re Hương Trong o field chọn trường số cây trên m2

Trong ô Grid file name, phần mềm tự động đạt tên cho tập tin Grid -Chọn Next/ Hộp thoại Creat themetic map/ step 3 of 3

Ta có thể thay đổi các thông số thiết lập tạp tin Grid bằng nút setting, thay đổi kiểu tô màu bằng nút Styles, thay đổi chú giải bằng nút Legend/ OK để kết thúc

Kết quả là một bản đồ nội suy số lượng cá thể (mật độ) của loài Re hương trong khu vực nghiên cứu.

Hình 3.3. Tạo bản đồ chuyên đề Grid cho phân bố loài Re hương

Bản đồ này sẽ chỉ ra số địa điểm gặp loài cây Re hương là nhiều hay ít, đồng thời cho thấy số lượng cá thể Re hương tại mỗi điểm điều tra là cao (màu đậm) hay thấp (màu nhạt). Từ đây cho biết mộ phần quy luật phân bố của Re hương , bên cạnh đó khi mở thêm lớp thảm thực vật hay loại rừng, kết quả sẽ cho thấy được loài Re hương sẽ chủ yếu xuất hiện ở những trạng thái rừng/thảm thực vật nào.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả điều tra phân bố loài Re hương trên địa bàn 5 huyện nghiên cứu thuộc tỉnh Thái Nguyên cứu thuộc tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Phân b cây Re hương trên đi bàn 5 huyn thuc tnh Thái Nguyên

Qua điều tra lấy số liệu ta biết được tình hình phân bố cây Re hương trên địa bàn nghiên cứu đề tài và được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Kết quả điều tra phân bố cây đơn lẻ loài Re hương trên địa bàn 5 huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa

STT Tên huyện Số lượng (cây)

1 Định Hóa 19 2 Phú Lương 25 3 Võ Nhai 50 4 Đồng Hỷ 23 5 Đại Từ 22 Tổng số cây: 139

Qua bảng 4.1 ta thấy: Số lượng cây điều tra được của 5 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên là không đồng đều phân bố nhiều nhất là ở huyện Võ Nhai với 50 cây tiếp theo là Phú Lương với 25 cây, Đồng Hỷ là 23 cây, Đại Từ là 22 cây và ít nhất là huyện Định Hóa với 19 cây, và được thể hiện qua bản đồ phân bố tại hình 4.1:

Hình 4.1: Bản đồ phân bố các cây Re hương trên địa bàn nghiên cứu

Bản đồ này cho ta thấy được vị trí của các cây trên bản đồ. Bản đồ này được lấy số liệu đo bằng GPS ngoài thực địa và nhập vào phần mềm Mapsouce dữ liệu đó gồm có kinh độ, vĩ độ, độ cao so với mực nước biển.

4.1.2. Phân b Re hương trên địa bàn tng huyn

4.1.2.1. Phân bố Re hương trên địa bàn huyện Định Hóa

Tại từ kết quả điều tra tình hình phân bố cây Re hương trên địa bàn huyện Định Hóa được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Kết quả điều tra phân bố cây đơn lẻ loài Re hương trên địa bàn huyện Định hóa

STT Tên xã Số lượng (cây)

1 Phượng Tiến 1 2 Thanh Định 2 3 Kim Sơn 2 4 Kim Phượng 2 5 Lam Vĩ 1 6 Quy Kỳ 1 7 Trung Hội 1 8 Điềm Mạc 2 9 Phú Đình 1 10 Bảo Linh 2 11 Linh Thông 2 12 Bình Thành 2 Tổng số cây: 19

Qua bảng 4.2 ta thấy số lượng cây điều tra được trên địa bàn các xã thuộc huyện Định Hóa không có sự chênh lệnh nhiều, phân bố đồng đều trên hầu khắp các xã và số lượng chỉ có từ 1 đến 2 cây.

4.1.2.2. Phân bố Re hương trên địa bàn huyện Phú Lương

Từ số liệu tại bảng 4.1 cho biết kết quả điều tra tình hình phân bố cây Re hương trên địa bàn huyện Phú Lương với tổng số cây là 25 cây tập trung ở 6 xã: Yên Đổ, Yên Ninh, Hợp Thành, Phú Đô, Yên Trạch và Ôn Lương.

Bảng 4.3: Bảng điều tra phân bố cây đơn lẻ loài Re hương trên địa bàn huyện Phú Lương

STT Tên xã Số lượng (cây)

1 Yên Ninh 4 2 Phú Đô 2 3 Yên Đổ 11 4 Hợp Thành 4 5 Yên Trạch 2 6 Ôn Lương 2 Tổng số cây: 25

Qua bảng 4.3 ta thấy số lượng cây điều tra được trên địa bàn các xã

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố loài Re hương của 5 huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, thuộc tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)