Nguyên lý đồng bộ trong DVB-T

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mimo cho bộ thu truyền hình số quảng bá DVB (Trang 64)

Các thuật toán đồng bộ cho hệ thống DVB-T có thể được phân ra thành hai loại chính. Một loại khai thác các cấu trúc mở rộng chu kỳ của ký tự OFDM, trong khi loại còn lại sử dụng thuật toán để khai thác các pilot để đạt được đồng bộ hóa [39]. Hệ thống DVB-T có các pilot phân tán, pilot liên tục và các sóng mang tín hiệu tham số máy phát (TPS) để thực hiện các nhiệm vụ đồng bộ hóa nói trên [2].

Các phương pháp đồng bộ trong DVB-T sử dụng cấu trúc mở rộng theo chu kỳ có thể thực hiện cả hai phương pháp dò phần mào đầu của ký tự OFDM và điều chỉnh bù tần số [36]. Tuy nhiên, trong các kênh đa đường, những phương pháp này chỉ cung cấp đồng bộ ký tự thông thường, nhưng điều đó là cần thiết cho các quá trình phía sau. DVB-T có thể sử dụng các pilot liên tục và rời rạc để thực hiện các ký tự sau cùng và đồng bộ hóa tần số thông thường [35].

Hơn nữa, TPS mang một số số cố định các bit mang thông tin để duy trì đồng bộ hóa. Khối TPS trong tiêu chuẩn DVB-T được xác định trên một khung OFDM 68 ký tự OFDM liên tiếp mà mỗi ký tự đóng góp một bit TPS vào khối TPS. TPS được truyền song song trên 17 sóng mang trong chế độ 2k và trên 68 sóng mang trong chế độ 8k. Tuy nhiên, mỗi sóng mang TPS trong cùng một ký tự truyền tải cùng một bit thông tin theo kiểu được mã hóa khác nhau. Mỗi khối TPS trong DVB-T mang 16 bit đồng bộ trong tổng số 68 bit của nó. Vì có thể có bốn khung OFDM trong một siêu khung OFDM, do đó có hai chuỗi cho 16 bit đồng bộ: một cho khối TPS đầu tiên và thứ ba và một cái khác cho khối TPS thứ hai và thứ tư trong một siêu khung [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mimo cho bộ thu truyền hình số quảng bá DVB (Trang 64)