5. KẾT LUẬN
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính
Bài nghiên cứu này kiểm tra tƣơng tác tiềm năng của quyết định tài trợ và quyết định đầu tƣ với sự hiện diện của vấn đề đại diện để trả lời cho hai câu hỏi sau.Đầu tiên, xem xét đến việc khi tiếp cận với thị trƣờng kinh tế đang phát triển nhƣ ở Việt Nam, tƣơng tác giữa đòn bẩy tài chính và nợ đáo hạn đối với đầu tƣ còn đúng với các lý thuyết đã đƣợc đề cập hay không?Thứ hai, các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính và nợ đáo hạn để giảm thiểu vấn đề đầu tƣ dƣới mức nhƣ thế
nào. Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy GMM và khuôn lý thuyết liên quan đến tƣơng tác của đòn bẩy nợ đáo hạn và đầu tƣ trong khi kiểm soát vấn đề ra quyết định tài chính và quyết định đầu tƣ.Sử dụng dữ liệu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (loại bỏ ngành ngân hàng và tiện ích) tại Việt Nam từ 2007 tới 2011.
Kết quả cho thấy, xuất hiện tƣơng quan dƣơng giữa đòn bẩy và nợ đáo hạn phù hợp với quan điểm về rủi ro thanh khoản. Tƣơng quan âm giữa đòn bẩy tài chính và đầu tƣ của doanh nghiệp (nếu đòn bẩy giảm 1% thì đầu tƣ tƣơng tự sẽ tăng 2.928%) và tƣơng quan này mạnh hơn đối với doanh nghiệp có cơ hội tăng trƣởng cao. Tƣơng quan dƣơng giữa nợ đáo hạn và đầu tƣ. Doanh nghiệp với cơ hội tăng trƣởng có thể kiểm soát vấn đề đầu tƣ dƣới mức bằng một trong hai cách là giảm đòn bẩy hoặc rút ngắn thời gian đáo hạn của nợ.
Thực trạng cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam có xu hƣớng áp dụng một chiến lƣợc đòn bẩy đƣợc coi là khá cao để có thể khai thác nhiều cơ hội đầu tƣ, bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn cho nên làm giảm đòn bẩy sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi những vấn đề liên quan đến tình trạng đầu tƣ dƣới mức.