58
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã được triển khai thực tế cho rất nhiều đơn vị, cả trong khối các Công ty Điện lực và cả trong khối các Nhà máy phát điện. Cụ thể như sau:
STT Đơn vị Số lượng điểm Chủng loại công tơ
1 Công ty TNHH một thành viên
Điện lực Ninh Bình 73
A1700/Elster ZxD/Landis & Gyr
2 Công ty Điện lực Thái Nguyên 33
A1700/Elster ZxD/Landis & Gyr
3 Công ty Điện lực Lào Cai 14 A1700/Elster
4 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 39 A1700/Elster 5 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 57 A1700/Elster 6 Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 23 A1700/Elster 7 Nhà máy Nhiệt điện Mông
Dương 1 12 A1700/Elster
8 Nhà máy Nhiệt điện Mông
Dương 2 8 A1700/Elster
9 Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 78 A1700/Elster
10 Nhà máy Thủy điện Thác Bà 19 A1700/Elster 11 Nhà máy Thủy điện Thác Mơ 10 A1700/Elster 12 Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 15 ZxD/Landis & Gyr 13 Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát 10 ZxD/Landis & Gyr 14 Nhà máy Nhiệt điện Formosa Hà
Tĩnh 10 A1700/Elster
Qua quá trình triển khai thực tế, theo đánh giá thì hệ thống đã đạt được các kết quả khá khả quan:
- Số liệu đọc ra đầy đủ, chính xác so với số liệu đọc từ phần mềm của hãng đi kèm công tơ.
59
- Tỷ lệ đọc thành công đối với các công tơ thuộc khối Công ty Điện lực khá cao (trên 90%) và đối với các công tơ thuộc khối Nhà máy điện thì gần như 100%.
- Các số liệu phân tích, bảng biểu, báo cáo có ý nghĩa thực tế cao trong quá trình quản lý, giám sát, vận hành và điều độ hệ thống.
Tuy nhiên, hệ thống vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết:
- Chưa đọc được tất cả các loại công tơ 3 pha điện tử trên lưới điện Việt Nam.
- Thời gian đọc các số liệu này vẫn còn khá dài (trên 1 phút).
- Đối với các công tơ thuộc khối Công ty Điện lực, tỷ lệ đọc thành công cần phải được cải thiện. Tỷ lệ này thấp do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan:
Quá trình truyền nhận dữ liệu phụ thuộc vào kết nối dữ liệu mạng di động. Do đó trong điều kiện thời tiết xấu, quá trình truyền nhận này có thể bị gián đoạn hoặc không thực hiện được.
Tối ưu hóa việc đọc số liệu, làm giảm thời gian truyền nhận dữ liệu giúp ít phụ thuộc hơn vào độ ổn định của mạng di động.
60
KẾT LUẬN
Như đã trình bày phía trên, việc thu thập và đánh giá tình hình tiêu thụ điện tại các điểm đo đếm vô cùng quan trọng, giúp các Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dự báo phụ tải, quản lý và giảm tổn thất điện năng. Một hệ thống đọc chỉ số từ xa các công tơ đo đếm vận hành tự động và chính xác sẽ hỗ trợ rất nhiều công tác quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp bất thường hoặc sự cố hệ thống đo đếm điện năng, đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục, an toàn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho các Công ty Điện lực. Do đó việc nghiên cứu và xây dựng một hệ thống như vậy để phục vụ cho công tác quản lý giám sát quá trình tiêu thụ điện tại các Công ty Điện lực trở nên vô cùng cần thiết.