Các chức năng chính

Một phần của tài liệu giải pháp tự động thu thập và khai thác số liệu công tơ đo đếm (Trang 37 - 39)

Cài đặt tại máy chủ thu nhận dữ liệu để thực hiện quá trình đọc số liệu công tơ và lưu trữ vào máy chủ tại trung tâm thu thập và xử lý số liệu. Phần mềm sẽ đọc dữ liệu công tơ thông qua các danh sách đọc. Danh sách đọc là danh sách các công tơ

37

phải đọc trong cùng một khung thời gian. Trong một danh sách đọc có nhiều công tơ thuộc nhiều nhóm công tơ, mỗi nhóm công tơ trong danh sách đọc tối đa không quá 6 công tơ. Nhóm công tơ là những công tơ đã được kết nối về mặt thông tin với nhau và được nối với 01 thiết bị chuyển đổi TCP/IP sang RS232/RS485. Các chức năng chính như sau:

- Chức năng quản lý: Cho phép tạo mới, thay đổi, hủy công tơ trong danh sách đọc. Định nghĩa mỗi công tơ trong danh sách đọc, bao gồm: mã điểm đo, tên trạm, tên lộ, số công tơ, ID công tơ… Trong chức năng này, phần mềm thu thập dữ liệu phải sử dụng mã điểm đo được khai báo trong phần mềm quản lý, giám sát và xử lý số liệu.

- Chức năng đọc công tơ:

 Cho phép đọc nhiều danh sách đọc cùng một lúc (có thể đọc đồng thời tối đa 500 nhóm tại một thời điểm). Mỗi nhóm không quá 32 công tơ. Thời gian đọc mỗi nhóm không quá 25 phút. Các công tơ được phân biệt thông qua mã điểm đo. Mỗi điểm đo tương ứng với 01 công tơ. Các chủng loại công tơ mà module này có thể giao tiếp được bao gồm tối thiểu các loại sau: A1700 (Elster), ZMD/ZxD (Landis & Gyr), Genius (EDMI).

 Tại trung tâm, dữ liệu của công tơ được đọc bằng ít nhất 02 máy tính, mỗi máy đọc ½ số công tơ hiện có của hệ thống. Trường hợp 01 máy hỏng, máy tính còn lại phải đảm nhận đọc toàn bộ dữ liệu hiện có của hệ thống. Khi số lượng công tơ tăng lên thì số máy tính đọc cũng tăng lên tương ứng. Dữ liệu công tơ được đưa về 01 cơ sở dữ liệu dùng chung.

- Đọc tự động hoặc thủ công:

 Trong chế độ đọc tự động, toàn bộ các nhóm công tơ trong danh sách đọc sẽ đồng thời truyền dữ liệu về trung tâm sau mỗi chu kỳ đọc đã được thiết lập cho từng nhóm.

 Trong chế độ đọc thủ công, chỉ một số công tơ do người dùng lựa chọn truyền dữ liệu về trung tâm. Dữ liệu và độ dài dữ liệu do người sử dụng lựa chọn.

38

 Có thể thiết lập chu kỳ đọc cho mỗi nhóm khác nhau (lưu ý: chu kỳ đọc phải lớn hơn chu kỳ tích phân của công tơ trong nhóm).

 Cho phép đọc và lưu vào cơ sở dữ liệu toàn bộ các thông tin lưu trữ trong công tơ, bao gồm các nhóm thông số: Các giá trị tức thời (phản ánh chất lượng của lưới điện như: dòng điện, điện áp, góc pha, hệ số công suất, tần số, công suất hữu công, vô công, biểu kiến tức thời…), nhóm các thanh ghi năng lượng, nhóm các chỉ số chốt, công suất cực đại, đồ thị phụ tải cho các đại lượng điện năng (hữu công chiều giao/chiều nhận, vô công chiều giao/chiều nhận, 4 góc phần tư…), các sự kiện xảy ra đối với công tơ như: mất điện, quá dòng, quá áp, ngược chiều công suất…

 Cho phép người dùng có thể tùy chọn đọc các nhóm thông số lưu trữ trong công tơ để tối ưu hóa thời gian đọc dữ liệu.

 Giao diện phần mềm hiển thị được trực quan quá trình đọc đồng thời toàn bộ các nhóm công tơ, trạng thái truyền tin. Trên cửa sổ đọc phải có các dấu hiệu nhận biết các công tơ đã đọc xong, các công tơ đang trong quá trình đọc và các công tơ đọc lỗi.

 Phần mềm lập báo cáo về tình trạng đọc dữ liệu của từng trạm và của từng điểm ngay sau khi thực hiện xong quá trình đọc công tơ.

 Phần mềm có chức năng tự đọc lại dữ liệu (được lưu trong công tơ) của chu kỳ trước nếu chu kỳ đọc trước bị lỗi hoặc thiếu.

- Chức năng quản lý người dùng: module này có tối thiểu 03 mức mật khẩu tương ứng với người quản trị (admin), người dùng (user) và khách (client), trong đó mật khẩu admin là cao nhất có thể phân quyền cho người dùng trong các tác vụ liên quan đến việc đọc công tơ như phân quyền lập danh sách đọc công tơ, phân quyền lập danh sách công tơ trong danh sách đọc, phân quyền theo khu vực quản lý… Mức mật khẩu khách chỉ được phân quyền xem quá trình đọc.

Một phần của tài liệu giải pháp tự động thu thập và khai thác số liệu công tơ đo đếm (Trang 37 - 39)