nhập và phát triển
Mặc dù thủy sản Việt Nam đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, nhưng những biến động kinh tế có thể ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thủy sản trong tương lai. Bên cạnh đó, trước sức ép suy giảm kinh tế toàn cầu, các nước gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước, đưa ra ngày càng nhiều các rào cản thương mại, kể cả truyền thông bôi xấu. Việc tiếp tục củng cố và gia tăng thị phần tại các thị trường là một thách thức lớn cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và gia nhập WTO trong điều kiện thiếu môi trường kinh doanh ổn định, chưa có một hành lang pháp lý thuận lợi. Các chính sách, cơ chế, chỉ thị, nghị quyết để điều hành và quản lý các hoạt động của ngành thuỷ sản hay thay đổi, chưa theo sát những đòi hỏi của yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong và ngoài nước. Các văn bản chính sách còn thiếu đồng bộ, đôi lúc không rõ ràng và thậm chí có thể hiếu theo nhiều nghĩa khiến việc chấp hành chính sách nhà nước của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Việc duy trì nguồn nguyên liệu ổn định để chế biến còn gặp nhiều khó khăn do hoạt động nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được qui hoạch , do không có kế hoạch tổng thể lâu dài và chỉ chú trọng mở rộng diện tích nên hiệu quả kinh tế không cao ,có nơi còn gây hậu quả xấu về môi trường sinh thái cũng như bảo vệ nguồn lợi .Việc nuôi trồng nhiều lúc còn tràn lan , thiếu tính khoa học nên chất lượng không cao, hiện nay vẫn chưa tìm được
hướng thích hợp để huy động vốn đầu tư cho phát triển , đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các chương trình nuôi trồng và khai thác nhiều khi chồng chéo nhau ,không nhất quán trong việc sử dụng đất , mặt nước và tàu thuyền, đặc biệt là trong sử dụng vốn đầu tư. Ngoài ra không thể không kể đến một nhân tố quan trọng còn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thủy sản Việt nam đó là năng lực chế biến . Vấn đề đa dạng hóa ,nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã ..đang trở thành đòi hỏi tất yếu của kinh tế thị trường ,đặc biệt là chất lượng chế biến . Có thể sản lượng đánh bắt khai thác rất lớn, song nếu trình độ chế biến và bảo quản không cao thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi thủylà mặt hàng tươi sống ,phải qua sơ chế nhiều khâu mới có thể xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao . Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề chất lượng lại được đặt lên hàng đầu, chẳng riêng gì hải sản , với mặt hàng nào cũng vậy ,các thị trường khó tính như EU, Hoa kì , Nhật bản đối với chất lượng sản phẩm đều có yêu cầu rất cao. Chẳng hạn như ở Anh, trước khi giao hàng phải được cơ quan bảo hiểm LLOYDS của London kiểm tra ,còn ở Mỹ ngày 24/1/1994 bộ trưởng y tế Mỹ còn công bố 1 đề xướng mới về an toàn thực phẩm rất quan trọng ,trong đó FDA sẽ đòi hỏi ngành chế biến thủy sản phải áp dụng chế độ kiểm tra an toàn theo nguyên tắc HACCP (hazard analyis critical control point ). Qua đó có thể thấy chất lượng thủy sản cũng như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề sống còn...
Những tháng đầu năm 2014, hệ quả của các biện pháp trừng phạt thương mại giữa Nga, Mỹ, EU đã khiến thị trường bắt đầu biến động. Thị trường Nga thiếu hụt hàng trầm trọng, nhất là thủy sản, giá cả cũng nhảy vọt.. Với dân số 200 triệu, kim ngạch nhập khẩu nông sản 10 tỷ USD/năm, Nga sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông sản Việt
Nam. Đặc biệt năm 2015, các mặt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga sẽ hưởng thuế suất 0% khi hiệp định FTA có hiệu lực.
Đây là một cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam có ý địng xuất khẩu sang thị trường này.
Tuy nhiên, đòn trả đũa trừng phạt giữa Nga, Mỹ và EU mang lại nhiều hệ lụy cho cả đôi bên, và vô tình tạo ra mối nguy tiềm ẩn cho những doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga. Theo Ngân hàng Hà Lan, việc Nga từ chối hàng hóa của EU, Mỹ đã khiến nhiều công ty
của nước này không thể tiếp cận nguồn tài chính phương Tây nên nhiều công ty Nga đang thiếu vốn và không có khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó, Nga không phải thị trường dễ tính. Khi mở cửa trở lại cho một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nga đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe hơn, để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm do Hội đồng liên minh hải quan Nga thì tần suất kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo độ tin cậy và kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Khối lượng mạ băng của sản phẩm từ cá không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, từ động vật giáp xác không được vượt quá 7% và từ động vật thân mềm không được vượt quá 8%.
Mặt khác, quy trình cấp phép phức tạp, tốn thời gian, công sức đã làm nản lòng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có ý định thâm nhập thị trường này.
Do đó, để vững chân tại thị trường Nga, cần hơn nữa sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, kể cả ở những cấp cao hơn, trong việc tăng cường trao đổi, thương lượng với phía bạn, nhằm có tác động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào thị trường này.
2.6.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp
2.6.1 Tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị chế biến qua đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm thủy sản
Hiện nay, thủy sản sau thu hoạch thường được bảo quản bằng phương pháp ướp đá với một trong hai cách truyền thống: dùng đá xay hoặc cho thủy sản vào túi nilon rồi ướp đá. Điểm hạn chế của phương pháp bảo quản bằng ướp đá chính là: các dụng cụ dùng để bảo quản thường là vật liệu gỗ, nhựa, xốp… rất khó làm vệ sinh. Việc bảo quản không đúng kỹ thuật cũng khiến sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây tổn thất sau khai thác khá lớn. Tổn thất sau thu hoạch được đánh giá có thể lên tới 20-30% tổng sản lượng khai thác.
Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu, ngành chế biến cần thực hiện tốt việc đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại . Các doanh nghiệp cần tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị , nâng cấp mở rộng các nhà máy hiện có, đầu tư xây dựng một số nhà máy mới gần khu nguyên liệu ,đầu tư công nghệ đồng bộ giữa hoạt động sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và dịch vụ hậu cần theo tiêu chuẩn HACCP.
Hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam còn lạc hậu , các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện xúc tiến thương mại, năng lực tài chính còn hạn chế, không có thông tin hoặc thiếu kinh nghiệm trong hoạt động này .
Các doanh nghiệp cần phải xác định việc thâm nhập vào các thị trường mới là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. Do vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam cần xác định rõ đặc điểm của thị trường của mình cũng như đối thủ để đưa ra chiến lược quảng bá hợp lí.
Trong xây dựng hoạt động xúc tiến thương mại các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng các vấn đề về giá cả , chất lượng , nhãn mác, các hình thức quảng cáo , giới thiệu sản phẩm, các kênh phân phối.
Năng lực cạnh tranh cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp. Xây dựng một chiến lược tiêu thụ dài hạn là cần thiết trong tình hình thị trường luôn biến động như hiện nay. Các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường xúc tiến thương mại và tận dụng tốt nhất các hỗ trợ từ Nhà nước, Hiệp hội để thâm nhập thị trường
2.6.3 Kết hợp hiện đại hóa cho các ngành hỗ trợ cho chế biến thủy sản
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến không chỉ phụ thuộc vào bản thân nỗ lực riêng ngành mà còn phụ thuộc vào sự đồng bộ trong phát triển các ngành hỗ trợ có liên quan
Phát triển ngành cung cấp đầu vào cho chế biến thủy sản trong đó có nuôi trồng và khai thác các nguồn lợi thủy sản là yêu cầu quan trọng để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến.
Với đặc điểm của hàng thủy sản là động vật tươi sống , vì vậy nếu không được bảo quản tốt thì không đảm bảo được chất lượng thủy sản trước khi đưa vào công đoạn chế biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và xa hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Do vậy việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến đồng bộ với đảm bảo cơ sở hạ tầng , đảm bảo môi trường và điều kiện chế biến cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải được phối hợp một cách tổng thể tại các địa phương.
2.6.4 Tăng cường vai trò của Nhà nước nhằm tăng cao năng lực cạnh tranh Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng Doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát
chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến ...
Chính phủ bảo đảm hệ thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ nông ngư dân nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thật sự giảm tối đa các thủ tục hành chính gây chi phí lớn cho sản xuất và chế biến thủy sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng Doanh nghiệp nhằm nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thủy sản. đồng thời góp phần hạ giá thành sản xuất, ổn định chất lượng.
Để biến kế hoạch xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2020 thành hiện thực, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản rất mong được sự đồng hành của các cơ quan nhà nước!