Những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án quản trị kinh doanh tổng hợp (Trang 25 - 26)

sản Việt Nam

Đối với ngành chế biến thủy sản, quy trình công nghệ sử dụng đòi hỏi là những thiết bị công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các yếu tố thương mại cho sản phẩm.

Các nhóm thiết bị chính sử dụng trong ngành chế biến thủy sản là các thiết bị làm sạch, thiết bị làm lạnh (cấp đông), thiết bị đóng gói... Hiện nay, phần lớn các thiết bị đều có thể được cung cấp ở trong nước tuy nhiên do trình độ cũng cấp các thiết bị, hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị còn hạn chế trong khi yêu cầu của các khách hàng lại cao. Điều này đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.

Cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua khoảng 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp đông lạnh mang tính chất sơ chế là chủ yếu, hàm lượng giá trị gi atawng

chưa cao. Cũng chính vì chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu nên các doanh nghiệp

ít chú ý đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Hầu hết doanh thu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng chế biến đông lạnh xuất khẩu mà chưa có chú ý đến các sản phẩm mới là thủy sản chế biến sẵn (có thể ăn liền được). Hay nếu có thì các sản phẩm này mới chỉ được nghiên cứu, thử nghiệm và nhắm vào thị trường trong nước vì thế kết quả thu được cũng chưa cao.Điều này làm tác động ngược lại làm giảm động lực cho doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới sản phẩm Các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay vẫn chủ yếu tập trung khai thác những lợi thế đã có sẵn mà chưa có sự đầu tư, bứt phá mới. Đơn cử như việc đi sau trong đổi mới công nghệ chế biến thủy sản đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam đã tự mình đánh mất một động lực mới cho sự phát triển đó là “năng suất lao động, công nghệ mới và vị trí địa lí”

Một phần của tài liệu Đề án quản trị kinh doanh tổng hợp (Trang 25 - 26)