5. Các bước thực hiện đề tài
2.1 Hiện tượng giao thoa
- Đây là đoạn video, flash trình bày hiện tượng giao thoa của hai sóng. Nếu chỉ có một nguồn tạo sóng thì không có hiện tượng giao thoa, từ đó giúp học sinh hiểu ra điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa là như thế nào, có thể quan sát rõ hơn về hiện tượng giao thoa.
- Đoạn video có độ dài 37 giây.
- Thí nghiệm được trình bày trên flash mô phỏng và quan sát video. Video và flash này được giảng dạy trong nội bài hiện tượng giao thoa.
1. Nếu chỉ tác động một nguồn sóng trên mặt nước thì sẽ có hiện tượng gì? (hình 2.1)
Hình 2.1. Chỉ tác động một nguồn sóng trên mặt nước
□ Mặt nước đứng yên.
□ Có nguồn sóng trên mặt nước.
□ Trên mặt nước xuất hiện các gợn sóng tròn đồng tâm lan truyền.
2. Nếu ta tác động đồng thời hai nguồn sóng trên mặt nước, ta sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? (hình 2.2)
□ Hai sóng lan truyền độc lập với nhau.
□ Hai sóng gặp nhau và kết hợp thành một nguồn sóng rộng hơn. □ Hai sóng gặp nhau và triệt tiêu nhau.
21
Hình 2.2. Tác động đồng thời hai nguồn sóng
3. Từ hình ảnh sau đây hãy rút ra điều kiện để xảy ra giao thoa ? (hình 2.3)
Hình 2.3. Điều kiện xảy ra giao thoa
□ Phải có hai nguồn sóng kết hợp, nghĩa là hai nguồn này phải có cùng tần số, cùng biên độ và có độ lệch pha không đổi.
□ Phải có hai nguồn sóng kết hợp, nghĩa là hai nguồn này có cùng tần số và biên độ.
□ Phải có hai nguồn sóng kết hợp, nghĩa là hai nguồn này không cùng tần số, biên độ.
- Fash và video này giúp ta quan sát và hiểu rõ hơn về hiện tượng giao thoa, qua đó biết được điều kiện để xảy ra giao thoa là hai nguồn sóng này là hai nguồn kết hợp và phải có cùng tần số, cùng biên độ và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
- Lưu ý : Để chạy được flash máy tính cần cài đặt chương trình java hỗ trợ chạy cho ứng dụng mô phỏng này.
- Trong đoạn video này, ta không thấy rõ hai hệ thống sóng tròn đồng tâm phát ra từ mỗi nguồn truyền đi như là hai hệ thống sóng riêng lẻ mà thay vào đó ta thấy có sự hòa trộn của hai hệ thống sóng : Có những điểm dao động với biên độ mạnh nhất (gọi là cực đại
22
giao thoa ) và những điểm không dao động (gọi là cực tiểu giao thoa), tập hợp các cực tiểu giao thoa tạo thành các đường hyperbol mà ta nhìn thấy rõ trong thí nghiệm, tập hợp các cực đại giao thoa cũng tạo thành các đường hyperbol mờ hơn (khó thấy hơn).