Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất mang quyền sử dụng
đất của mình đến thế chấp cho một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo quy
định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hoá trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận. Vì vậy, người ta còn gọi thế chấp quyền sử dụng đất là chuyển quyền nửa vời.
Hiện nay, trong Luật Đất đai 2003 cho phép thế chấp rộng rãi nhưng quy
định là chỉ được thế chấp tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước thì phạm vi được thế chấp rộng hơn là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam.
Thế chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ tín dụng là một quy định đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình cá nhân được vay vốn để phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cấp thiết chính đáng của người lao động.
- Tạo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế cho ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng như những người cho vay khác thực hiện được chức năng và quyền lợi của họ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức trên địa bàn huyen Phổ Yên cần vốn đểđầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, mua tài sản cho gia đình như ô tô, đầu tư v.v... do đó người dân đã dùng GCNQSDĐđể thế chấp ngân hàng, các tổ chức tín dụng để
vay vốn. Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.9: Kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2012 - 2014 Năm Số liệu thống kê Đã trích lục vay vốn tại Địa chính xã Số trường hợp Diện tích (ha) Loại đất Số trường hợp Diện tích (ha) Loại đất 2012 32 162,44 ONT,SXN,SKC 32 162,44 ONT,SXN,SKC 2013 55 194,32 ONT,SXN,SKC 55 194,32 ONT,SXN,SKC 2014 64 205,5 ONT,SXN,SKC 64 205,5 ONT,SXN,SKC Tổng 151 562.26 ONT,SXN,SKC 151 562.26 ONT,SXN,SKC
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Thắng)
Qua bảng trên, ta thấy: Tổng số trường hợp đăng ký thế chấp bằng giá trị
quyền sử dụng đất địa huyện Bảo Thắng giai đoạn 2012 - 2014 là 151 trường hợp, tổng diện tích đất đem thế chấp là 562,26 ha, chủ yếu vẫn là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp (SXN bao gồm: CLN, LUC, LUK, HNK) và đất sản xuất kinh doanh (SKC). Trong năm 2012 có 32 trường hợp với tổng diện tích là 162,44 ha, năm 2013 có 55 trường hợp với tổng diện tích là 194,32 ha ,năm 2014 có 64 trường hợp với tổng diện tích là 205,5 ha .Ta thấy số trường hợp tăng dần đều qua các năm với diện tích thế chấp cũng tăng lên .Nguyên nhân là do hoạt động Đất đai ở địa bàn huyện ngày càng sôi động,ngày càng đi lên.Với sự quan tâm của các ban ngành hoạt động đất
- Theo điều tra thì sau khi được vay vốn, chủ yếu các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng nguồn vốn vay vào các mục đích như sau:
+ Mua sắm thiết bị sản xuất, mua sắm ô tô phục vụ chuyên chở hàng hóa, phục vụ kinh doanh và đi lại, tái thế chấp để vay vốn và quay vòng vốn. Mở rộng và
đầu tư cho xưởng sản xuất.
+ Đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi: Mua các giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, nuôi lợn, gà, trâu, bò. Đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi gà và lợn tại các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp.
+ Đầu tư cho các vấn đề về môi trường và cải thiện chất lượng sống cho người dân
Việc vay vốn đã góp phần đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế rất tốt cho người dân, giúp người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế cải thiện và nâng cao đời sống về vật chất cũng như văn hóa và tinh thần.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất để
vay vốn đó là ở cấp xã mới chỉ đơn thuần là trích lục hồ sơ vay vốn mà chưa quản lý được quá trình này, do vậy còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động vay vốn dưới hình thức thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Đây cũng là một điểm hạn chếđối với việc người dân dùng giá trị quyền sử dụng đất đi vay vốn mà không có sở hữu loại đất ở hay tài sản có giá trị gắn liền trên đất.
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện bảo thắng về chuyển quyền sử dụng đất