NHÂT KÍ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA DƯƠNG XỈ Ở KHU VỰC THỰC TẬP, VAI TRÒ CỦA DƯƠNG XỈ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC TẬP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ NHÓM SINH VẬT NÀY (Trang 45 - 58)

- Dương xỉ tòa sen: Là một nhóm dương xỉ chỉ chứa một bộ với danh pháp

NHÂT KÍ THỰC TẬP

10. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà nội (2001),

NHÂT KÍ THỰC TẬP

13h45 ngày 5 tháng 6 năm 2017 tại sân trường đại học Tài nguyên và Môi trường HN Cả đoàn gồm hơn 200 học sinh và 7 thầy cô tập trung tại sân trường và lên xe vào lúc 14h xuất phát tại trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,xe đi đường Phạm Văn Đồng theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài,tiếp tục đi theo hướng thị xã Phúc Yên rồi đến thành phố Vĩnh Yên và điểm đến Tam Đảo.

Vào thị trấn Tam Đảo lúc 16h, đoàn nghỉ tại khách sạn Tuấn Anh.Sau khi nghỉ ngơi ăn tối tại khách sạn, sinh viên có thể tự do đi lại khám phá quanh thị trấn.

7h00 ngày 6 tháng 6 năm 2017 tại khách sạn Tuấn Anh

Cả đoàn tập trung tại sân của khách sạn, sau đó chia đoàn làm 2.Một đi tìm hiểu sinh kế người dân tại thị trấn Tam Đảo nhóm còn lại đi đến đỉnh Rùng Rình tìm hiểu thảm thực vật và sẽ đổi lại vào hôm sau.Nhóm em đi tìm hiểu sinh kế của người dân Tam Đảo do thầy Khắc dẫn đoàn và sự giúp đỡ của anh Lực hiện công tác tại cục kiểm lâm.Chúng em đã được tìm hiểu người dân tại đây trồng su su ( một loại rau nổi tiếng tại Tam Đảo) như thế nào và hiểu được khí hậu mát mẻ tại đây đã góp phần lướn giúp cho cây su su phát triển tốt hơn so với những vùng khác.Tiếp theo đó, đoàn tiếp tục đi đến thung lũng hoa.Đường đi khá là dài nhưng rất may thời tiết lại rất mát mẻ và cảnh vật xung quanh đường đi rất đẹp giúp giảm được mệt mỏi phần nào.Chúng em nhận thấy được nhờ vào cảnh vật và khí hậu mát mẻ, Tam đảo đã trở thành 1 điểm đến du lịch lý tưởng.Người dân cũng có thể kiếm thêm thu nhập từ du lịch dịch vụ ngoài việc trồng su su.

Thời gian còn lại trong ngày sinh viên tự do đi lại thăm quan một số nơi như Nhà thờ đá, Thác bạc,…

7h00 ngày 7 tháng 6 năm 2017 tại khách sạn Tuấn Anh

Như đã nói trước đó, nhóm em sẽ đi tìm hiểu thảm thực vật tại đỉnh Rùng Rình.

sach, có thể do chưa có sự tác động của con người nhiều nên thiên nhiên xung quanh vẫn giữu được vẻ hoang sơ và rất sạch sẽ. Hai bên đường đi là thảm thực vật vô cùng phong phú, chút ánh nắng vàng mùa hè cùng với tiếng ve rừng râm ran, tiếng chim hót. Vì nhóm em làm đề tài liên quan đến dương xỉ,nhóm đã phân chia công việc trước khi đi,em có nhiệm vụ tìm hiểu về dương xỉ tại VQG Tam Đảo.Em nhận thấy dọc bên đường đa số cây dương xỉ xuất hiện nhiều nhất.Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại bất cứ đầu.Nhờ thầy Khắc, em được biết thêm tại đây còn có sự tồn tại của dương xỉ thân gỗ một loại dương xỉ cổ.

14h00 ngày 7 tháng 6 năm 2017

Cả đoàn làm thủ tục trả phòng và đợi nhóm tiếp theo của trường lên.Xe đưa mọi người về trường đại học Tài nguyên môi trường và kết thúc chuyến đi.

Tuy đây là một chuyên đề thực tập tuy không dài nhưng cũng phần nào giúp sinh viên tích lũy được một phần kinh nghiệm, được tìm hiểu thực tế, Được làm viêc với một môi trường học đầy thú vị, một không gian làm việc khác hoàn toàn lớp học… cũng là tiền đề để phát hiện ra những chân lí, phát minh mới. Tuyệt vời hơn khi bên cạnh ta có thêm những người đồng hành cùng nghiên cứu, giúp đỡ, chia sẻ những điều mới. Không có ai tài giỏi khi chỉ ôn đều đặn cuốn giáo trình mà họ cần phải ra môi trường thực tế kiểm nghiệm và tích lũy thêm kiến thức. Do vậy chuyên đề thực tâp đối với sinh viên nói chung và sinh viên nghành quản lí môi trường nói riêng là vô cùng quan trọng góp phần giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và các thầy cô bộ môn khoa môi trường đã tạo điều kiện cho chúng em có chuyến đi thực tập này !

Họ và tên: Hoàng Thị Oanh Lớp: Đh5qm1

NHẬT KÍ THỰC TẬP

Chuyến đi thực tập Tam Đảo 3 ngày 2 đêm đã kết thúc. 3 ngày trôi qua không ngắn cũng không dài nhưng đã đủ để cho tôi và những người cùng tham gia cuộc hành trình những bài học thực tế đầy lý thú, những phút giây nghỉ ngơi thư giãn, những cảm xúc, những tình cảm làm gắn bó thêm tình bạn bè, tình thầy trò. Nó đã để lại một dấu ấn tươi đẹp trong lòng tôi và đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ của quãng đời sinh viên môi trường.

Hành trình cỉa chúng tôi bắt đầu từ ngày 4/5. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành: trang phục,giày dép, nước uống...được cUẩn bị kỹ lưỡng để sẵn sàng cho chuyến đi. 14h, chiếc xe bắt đầu lăn bánh từ trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tới Tam Đảo. Những đường phố đông đúc khuất dần sau những hàng cây xanh và tiếng cười nói. Hà Nội vào đúng ngày nắng nóng, nhiệt độ sấp sỉ 40 độ C. Trên xe là toàn bộ sinh viên lớp Đh5qm1 cùng với các Thầy cô hướng dẫn: thầy Khắc, thầy Hưng và thầy Dũng.

Vĩnh Phúc chào đón chúng tôi bằng những cánh đồng,những dòng sông và ngọn núi xanh biếc. Nhiệt độ giảm dần khi bắt đầu đến Tam Đảo. Những dãy núi cao và cánh rừng xuất hiện trước mắt,tất cả mọi người trở nên hào hứng hơn. Chúng tôi qua rất nhiều khác cua để leo lên đỉnh núi. Cảnh nunúi rừng hùng vĩ hiện ra trước mắt. Câu chuyện về các loài cây, loài sinh vật trên đường đi bắt đầu. Thầy giới thiệu cho chúng tôi một số lào cây điển hình ở rừng núi Tam Đảo, những loài sinh vật đang ẩn nấp sau cánh rừng hoang sơ và cả câu chuyện về Tam Đảo- 3 hòn đảo nhỏ nổi giữa biển

mây.Tam Đảo đẹp đúng như ngưòi ta vẫn nói. Đây là một khu du lịch nghỉ dưỡng tuyệt v

16h10’, chúng tôi đặt chân đến Tam Đảo. Tất cả mọi thứ đã được thầy cô sắp xếp từ trước nên công việc chọn phòng khách sạn diễn ra nhânh chóng. Nghỉ ngơi một lúc rồi tập chung ở khách sạn ăn cơm tối. Ăn tối xong là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Sau khi thầy giáo nhắc nhở chúng tôi về những quy định và nhiệm vụ trong những ngày ở đâ, cả lớp và thầy giáo hẹn ở quảng trường và dừng chân ở 1 quán cà phê. Chúng tôi cùng Trò chuyện vui vẻ. Chúng tôi có mặt ở phòng trước 22h30 tối để nghỉ ngơi chuẩn bị cho buỏi thực tập ngày mai.

Sáng ngày 6/6. 6h tất cả chúng tôi tập chung dậy ăn sáng và chuẩn bị cho chuyến đi đầu tiên. Lớp dh5qm1 và dh5qm6 cùng với 23 sinh viên bổ sung đi tìm hiểu sinh kế của người dân thị trấn Tam Đảo. Theo chân 2 thầy giáo là thầy Khắc và thầy Dũng, cùng với 1 anh cán bộ kiểm lâm trên Tam Đảo, vừa đi chúng tôi vừa được giới thiệu về những mô hình sinh kế của người dân. Có 2 hoạt động sinh kế chính đó là kinh doanh dịch vụ và nông nghiệp. Nghành kinh doanh dịch vụ chủ yếu là nhà hàng, khách sạn và những hàng hóa phục vụ khách du lịch. Nghành nông nghiệp chủ yếu là trồng cây su su và nghệ. Cấy su su là đặc sản nổi tiếng của Tam Đảo, nó được trồng khắp nơi, trên khắp chân núi và cả sườn núi. Chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi ,thầy và anh cán bộ kiểm lâm nhiệt tình giải đáp và giải thích cho chúng tôi hiểu. Chúng tôi được tiếp xúc với một số người dân xung quanh, toii hỏi họ về những công việc hàng ngày và tôi rất bất ngờ vì những giàn susu ở đây hoàn toàn không cần phun thuốc hay tưới tiêu mà vẫn xanh tốt. Bầu trời trong lành mát mẻ, những giàn su su tươi tốt, đây quả thật là món quà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Nhiệm vụ của tôi trong nhóm chính là ghi chép lại những lời giới thiệu và những giải đáp của mọi người nên tôi cảm thấy rất thú vị. Điểm cuối cùng của chúng tôi là thung lũng hoa Tam Đảo.

Sương mù ngày càng dày đặc và chúng tôi trở về khách sạn lúc 11h trưa. Sau đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Buổi chiều trời bắt đầu đổ mưa lớn. Mưa kéo theo giông đến tận tối nên kế hoạch liên hoan đốt lửa trại của chúng tôi dừng lại. Ăn tối xong lớp tôi tập chung để dành tặng cho thầy một món quà bất ngờ. Đó là 1 bữa liên hoan nhỏ chúc mừng sinh nhật thầy. Chúng tôi cùng nhau hát hò và vui chơi rất vui.

Ngày 6/6. Buổi sáng trời vẫn đổ mưa lớn nên Kế hoạch của chúng tôi thay đổi một chút. Sau khi ăn sáng, 7h chúng toii tập chung dưới sảnh khách sạn để nghe chú cán bộ hướng dẫn của vườn quóc quốc gia Tam Đảo giới thiệu tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học của vườn quốc gia Tam Đảo, giải thích những thắc mắc của các bạn sinh viên về khu vực này. 8h30’ chúng tôi bắt đầu lên đường tiến về phía đỉnh Rùng Rình. Là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Tam Đảo. Đường đi dài và dốc lại có mưa và sương mù nên rất khó đi mặc dù vậy chúng tôi vẫn rất hào hứng. Thầy Khắc và thầy Dũng dẫn đoàn chúng tôi đi. Vừa đi gặp các loài cây và các loài sinh vật lạ, thầy đều đứng lại giải thích và trả lời những thắc mắc của nhóm tôi. Công việc của tôi là ghi chép lại thông tin thu thập được vì vậy tôi tranh thủ hởi thầy về loài dương xỉ- đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Thầy giới thiệu cho chúng tôi khá nhiều loài dương xỉ xung quanh đường đi. Chúng tôi đã đi được đoạn đừng dài, nhiều chỗ bị mưa lụt chúng tôi đã cố gắng để vượt qua. Tuy nhiên khi gần lên đến đỉnh Rùng Rình chúng tôi gặp một chỗ lụt lớn nên không thể đi tiếp tục lên đỉnh núi. Chúng tôi trở về và cũng đã học được rất nhiều từ chuyến đi. Biết thêm nhiều loài mới, học được cách yêu mến và quý trọng thiên nhiên.

Chúng tôi trở về khách sạn và qua nhà thờ đá cổ Tam Đảo. Đây là 1 công trình rất đẹp và nổi tiếng của Tam Đảo. Cùng chụp vài bức hình lưu niệm và trở vầ khách sạn ăn trưa.

Sau khoảng thời gian nghỉ trưa.14h chúng tôi bắt đầu thu dọn hành lý để chuẩn bị ra về.16 chúng tôi tạm biệt Tam Đảo và trở về an toàn.

Chuyến đi kết thúc và để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc cũng như kỷ niệm đẹp. Em xin chân thành cảm ơn đến nhà trường vì đã tạo cho chúng cơ hội được đi thực tế để mở rộng tầm mắt. Thêm những kiến thức bên ngoài sách vở. Đặc biệt em rất cảm ơn các thầy cô trong đoàn hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập và sinh hoạt. Cảm ơn 2 thầy: thầy Khác và thầy Dũng đã luôn đồng hành cùng chúng em. Nhiệt tình giúp đỡ và giải thích mọi thắc mắc của sinh viên. Cảm ơn những cô chú đã nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trên Tam Đảo. Em mong rằng nhà trường sẽ có thêm nhiều môn học và hoạt động thục tế như vậy để chúng em có một môi trường học tập thực tế và học được những bà học bổ ích.

Họ và tên: Hà Thị Lê Lớp: ĐH5QM1 Mã SV:1511102192

NHẬT KÍ THỰC TẬP

Lịch trình

Ngày 1: Thứ ba, ngày 06 tháng 06 năm 2017

- Thời tiết: Nắng nhẹ, nhiệt độ khoảng 25o C

- Giờ xuất phát: 7h (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian kết thúc: 11h30

- Địa điểm bắt đầu: Thị trấn Tam Đảo

- Nội dung buổi thực tập:

1. Tìm hiểu sinh kế của người dân trong Thị trấn Tam Đảo

2. Tham quan thung lũng hoa Ngày 2: Thứ tư, ngày 07 tháng 06 năm 2017

- Thời tiết: Mưa nhẹ, sương mù dày đặc, nhiệt độ khoảng 23o C

- Giờ xuất phát: 8h30

- Thời gian kết thúc: 11h30

- Địa điểm bắt đầu: Thị trấn Tam đảo

- Nội dung buổi thực tập:

1. Ngồi nghe Giám đốc khu bảo tồn vườn Quốc gia Tam Đảo giới thiệu, trình bày về Thị trấn Tam Đảo, điều kiện tự nhiên, các hoạt động… của vườn Quốc gia Tam Đảo.

2. Tham quan đỉnh núi Rùng Rình. Chiều ngày 05/06/2017

Lớp chúng tôi được thông báo 1h30 chiều ngày 05/06/2017 xuất phát từ trường đi lên Thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc vì vậy mà từ sáng tôi đã dạy sớm để chuẩn bị đồ dùng cá nhân cũng như những đồ dùng cần thiết để phục vụ cho chuyến thực tập thiên nhiên lần này. Đúng 1h tôi đã có mặt ở trường cùng những bạn khác tập trung để chuẩn bị lên xe. Trong lúc chờ đợi chúng tôi đã rôm rả nói chuyện về chuyến đi lần này và tôi cảm nhận được một điều rằng tất cả mọi người ai nấy cũng đều háo hức với chuyến đi ấy. Đúng 2h chúng tôi bắt đầu xuất phát. Rất may mắn là do lớp chúng tôi chỉ có 24 thành viên nên không phải ngồi ghép với các lớp khác. Hà Nội hôm đó nóng lắm vì vậy mà không khí trên xe khá ngột ngạt nhưng điều đó không làm chúng tôi thấy mệt mỏi, mọi người cùng thầy Dũng( gv chủ nhiệm lớp chúng tôi), thầy Khắc vẫn nói chuyện rất vui vẻ, rôm rả. Nắng nóng là thế nhưng những câu chuyện vẫn cứ thế tiếp diễn cho đến tận lúc xuống xe đến Thị trấn Tam Đảo và chúng tôi cũng không quên “check in” để ghi lại khoảng khắc tuyệt vời trong đời sinh viên này.

Đến địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, khi nhìn thấy biển hiệu lối rẽ về Vĩnh Yên-Tây Thiên-Tam Đảo không khí trên xe lại náo nhiệt với những bàn tán về đường đi, và đặc biệt thấy đồi núi nhiều.Trên đường đi lên Tam Đảo bắt đầu đường dốc và nhỏ, chúng tôi hét vì sợ, nhất là các bạn nữ ôm chặt ghế và nhắm mắt vì chóng mặt. Cảm giác thật tuyệt ^^!Đến địa phận Tam Đảo,chúng tôi nhìn 2 bên là những thảm vực sâu thẳm, xa xa sương mù dày đặc bao trùm trêm đỉnh núi.

Ngày 06/06/2107

Chúng tôi dạy từ 6h sáng để vệ sinh cá nhân, ăn uống để chuẩn bị cho chặng đường ngày hôm nay. 7h15 chúng tôi bắt đầu tập trung và 7h30 chúng tôi xuất phát. Hôm nay chúng tôi đi tìm hiểu về sinh kế ở Thị trấn Tam Đảo và tham quan thung lũng hoa.

Thời tiết hôm nay khá là đẹp, nắng nhẹ và đặc biệt không khí ở đây rất trong lành, dễ chịu.

Chúng tôi được đi một vòng quanh Thị trấn Tam Đảo để được nghe anh kiểm lâm là người trong vùng kể và tìm hiểu sinh kế của người dân nơi đây. Trên đường đi cảnh vật ở đây mới nên thơ làm sao. Những dãy núi trập trùng nối tiếp nhau, những đám sương mờ mờ ảo ảo thật diệu kì. Nói chung đối với tôi đây là một nơi tuyệt đẹp và chắc chắn là một dịp nào đó không xa tôi sẽ quay trở lại đây thêm lần nữa. ^^

Sau quá trình tìm hiểu thì tôi được biết người dân trên này làm kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch, trồng su su để lấy ngọn, quả và trồng nghệ… Người dân ở đây rất nhiệt tình và thân thiện giúp đỡ chúng tôi.

11h30 chúng tôi quay về phòng nghỉ ngơi, ăn uống. Mặc dù khác mệt nhưng trong bữa cơm chúng tôi vẫn vui vẻ, rôm rả bàn tán về chuyến đi sáng nay, chúng tôi nói về những ngọn su su trong bữa cơm được ăn, nói về những khung đường tuyệt đẹp mà chúng tôi đã nhìn thấy trên đường đi…. Thật sự chuyến đi này đã để lại trong tôi nhiều niệm, nhiều cảm xúc thật khó tả.

Buổi chiều hôm đó chúng tôi được ở nhà nghỉ ngơi, tìm hiểu tài liệu cho đề tài của

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA DƯƠNG XỈ Ở KHU VỰC THỰC TẬP, VAI TRÒ CỦA DƯƠNG XỈ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC TẬP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ NHÓM SINH VẬT NÀY (Trang 45 - 58)