Về chuyên môn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA DƯƠNG XỈ Ở KHU VỰC THỰC TẬP, VAI TRÒ CỦA DƯƠNG XỈ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC TẬP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ NHÓM SINH VẬT NÀY (Trang 34 - 36)

- Dương xỉ tòa sen: Là một nhóm dương xỉ chỉ chứa một bộ với danh pháp

b) Về chuyên môn

- Nhóm đã tìm hiểu được tại Tam Đảo có 59 loài, có hai loài dương xỉ chính là dương xỉ thật sự và dương xỉ tòa sen, mật độ xuất hiện của chúng cũng tương đối dày đặc.

- Loài dương xỉ thật sự chiếm ưu thế tại Tam Đảo gồm có : loài Ligodium, loài Cyathea ( đây được xem là loài dương xỉ cổ đại), loài Filiciales

+ Các họ dương xỉ của loài là : họ Ráng nhiều chân- Polypodiaceae, họ Ráng gỗ nhỏ - Woodsiaceae, họ Ráng Đà Hoa Davalliaceae

- Loài dương xỉ tòa xen tại Tam Đảo có thể kể đến : Marratia, Danaea, Archangioteri,... có sự phân bố khá đồng đều tuy nhiên thường phân bố ở vùng núi cao nơi ít có sự khai thác của con người

+ Đại diện phổ biến nhóm dương xỉ tòa sen là dương xỉ Macroglossum

- Tìm hiểu về vai trò của dương xỉ đối với môi trường, với đa dạng sinh học và hệ sinh thái:

+ Đối với môi trường:có tác dụng làm sạch đất đã bị ô nhiễm bởi các nguyên tố độc hại, kim loại nặng hay các hợp chất của chúng nhờ việc cung cấp năng lượng và tạo điều kiện thu hồi dưới dạng khí và hút asen trong nước, làm giảm asen.

+ Đối với đa dạng sinh học:làm gia tăng thành phần loài dương xỉ, tăng thêm giá trị nguồn gen,làm tăng độ mùn trong đất, tạo điều kiện và môi trường cho nhiều loài thực vật và sinh vật phát triển.

+ Đối với hệ sinh thái: sự đa dạng của dương xỉ có đóng góp không nhỏ vào dự trữ sinh quyển không chỉ của riêng Tam Đảo hay Việt Nam mà còn của cả thế giới.

2. Kiến nghị

Trong quá trình thực tập chúng em đã gặp phải một số khó khăn như: thời tiết không thuận lợi. Sương mù dày đặc vào buổi sáng, đặc biệt vào ngày thứ ba khi đi lên tới đỉnh Rùng Rình trời đổ mưa lớn. Đoạn đường lên núi nhiều chỗ bị ngập úng rất khó di chuyển qua. Vì đoạn đường lên đinh Rùng Rình có chỗ bị ngập nặng nề nên đoàn không thể di chuyển lên đỉnh núi. Đường đi khá dài và nhiều dốc cao nên khá mệt.

Tuy nhiên cả đoàn ai cũng rất hào hứng và vui vẻ. Quá trình thực tập đã có sự tham gia chỉ dẫn của các chú cán bộ khu vực Tam Đảo. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển thực tế do số lượng sinh viên khá đông và di chuyển không đồng đều nên rất khó có thể nghe và ghi chép lại những gì đã đươch truyền đạt...

Qua quá trình thực tập, tuy gặp phải những khó khăn nhưng đã để lại cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích và những bài học quý giá. Nhóm em xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu chỉ có thể thành công khi được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan, các cấp chính quyền khác nhau và cộng đồng tại địa phương. Nên cho sinh viên trực tiếp đến khu vực sinh sống của người dân và trực tiếp phỏng vấn người dân để thu được những thông tin khách quan và thực tế nhất

2. Đối với công tác điều tra, bảo tồn các loài cây quý, hiếm trong thời gian tới cần: Tập trung điều tra trữ lượng của các loài trong rừng tự nhiên; tăng cường nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn;..v.v.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA DƯƠNG XỈ Ở KHU VỰC THỰC TẬP, VAI TRÒ CỦA DƯƠNG XỈ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC TẬP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ NHÓM SINH VẬT NÀY (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w