NHẬT KÝ THỰC TẬP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 43 - 50)

Họ tên sinh viên : Trần Thị Minh Hiền

Lớp : DH5QM1

Mã sinh viên : 1511100832

Nhóm số : 3

Đề tài số : 13

Tên đề tài : “Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của vườn quốc gia Tam Đảo” 1. Ngày 5/6/2017

• 13h55: Tập trung tại sân trường đại học Tài nguyên và Môi trường điểm danh chuẩn bị lên xe.

• 14h00: Di chuyển lên xe số 08, bắt đầu chuyến đi thực tập tại Tam Đảo • 16h10: Đến Tam Đảo

• 16h40: Nhận phòng xong và lên phòng cất dọn đồ • 18h00: Ăn cơm tối

• 18h30: Bắt đầu hoạt động cá nhân 2. Ngày 6/6/2017

• 5h30: Dậy chuẩn bị vệ sinh cá nhân • 6h00: Ăn sáng dưới sảnh

• 7h00: Tập trung điểm danh chia nhóm. Đoàn thực tập chia thành 2 nhóm. Nhóm 3 – DH5QM1 đi tham quan khu sinh kế trên thị trấn Tam Đảo. • 7h30: Xuất phát chuyến tham quan thực tế

Một số nội dung trong chuyến tham quan:

- Anh Lực- hướng dẫn viên giới thiệu về các ngành chính của Tam Đảo: ngành dịch vụ du lịch và ngành kinh doanh trồng trọt su su và nghệ.

- 1/3 dân số tại Tam Đảo trồng su su và nghệ. Nghệ thì người dân mới trồng cách đây 2-3 năm diện tích ít hơn diện tích su su.

- Cây su su được đưa từ nơi khác tới Tam Đảo trồng, ngoài Tam Đảo su su còn được trồng tại Sa Pa, Hòa Bình,...

- Ngày trước trên Tam Đảo chủ yếu trồng chè

- Lượng khách du lịch đến đây hàng năm là rất đông, thường vào mùa hè gồm cả khách nước ngoài và khách nội địa. Khách nội địa nhiều hơn

- Có thể lên công an huyện,...để lấy số liệu cụ thể

- Các cấp chính quyền quan tâm tới việc vui chơi giải trí nhưng cho diện tích đất sử dụng của Tam Đảo ít nên khó thực hiện được

- Các dự án đã và đang thực hiện thì đều được sự quản lý chặt chẽ của các bộ ngành liên quan và được đánh giá tác động môi trường đầy đủ, đem lại lợi ích cho các bên: chủ đầu tư, chính quyền địa phương, người dân,....

- Một số hộ phi nông nghiệp, kinh doanh theo loại hình trang trại. - Tham quan vườn rau su su, thung lũng hoa trên đường đi

• 11h00: Về khách sạn nghỉ ngơi • 11h30: Ăn trưa • 12h00: Về phòng, hoạt động tự do • 18h00: Ăn tối • 18h30: Hoạt động tự do 3. Ngày 7/6/2017

• 5h30: Dậy chuẩn bị vệ sinh cá nhân • 6h00: Ăn sáng dưới sảnh

• 7h30: Tập trung dưới sảnh nghe giới thiệu khái quát về VQG Tam Đảo • 9h30: Tham quan đa dạng sinh học tại chân núi Rùng Rình

Một số nội dung trong chuyến đi:

- Chụp ảnh phục vụ cho bài báo cáo: các loài động thực vật trên tuyến đường đi - Do trời mưa nên gặp nhiều khó khăn trên đường đi

- Cảm thấy may mắn trên đường xuống được đi nhờ xe chú quản lý của vườn quốc gia hihi

• 11h30: Về khách sạn, nghỉ ngơi ăn uống • 14h00: Chuẩn bị dọn phòng, đồ đạc • 14h30: Trả phòng

• 16h10: Lên xe trở về Hà Nội

NHẬT KÍ THỰC TẬP THIÊN NHIÊN VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO NHÓM 3 LỚP ĐH5QM1

Họ tên : Phạm Quang Huy

Nhóm : 3

Lớp : ĐH5QM1 Khoa : Môi trường

Trường ĐH Tài nguyên và môi trường Hà Nội Địa điểm : Vườn Quốc gia Tam Đảo

Đề tài thực tập : “ Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của khu vực thực tập’’ Giảng viên hướng dẫn : Thầy Vũ Lê Dũng , Thầy Khắc, Thầy Hưng, Thầy Dũng, Cô Hạnh, Cô Huê, Cô Ngọc, Cô Thư.

Ngày 05-06-2017:

08.00am : Tập thể lớp ĐH5QM1 có mặt dự buổi lễ meeting Môi trường tại trường

11.00am : Buổi lễ kết thúc

12.00am : Tập thể lớp ăn trưa, nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ dung cá nhân cho chuyến đi

14.00pm : Cả lớp tập trung trước cổng trường.

16.30pm : Sau khi đi 1 đoạn đường dài 80km trên chiếc xe du lịch, mặc dù dưới thời tiết ở miền Bắc lúc ấy có thể lên tới 39 độ C nhưng chúng tôi ai nấy đều thấy

Chúng tôi liền chụp ảnh và có những khoảnh khắc vui nhộn. Dọc 2 bên đường Tam Đảo là men rừng, rất dốc và cao… Cuối cùng chúng tôi cũng dừng chân tại nhà nghỉ Tam Đảo

17.00pm : Chúng tôi thu dọn hành lý và nghỉ ngơi 1 chút 18.00pm : Cả đoàn tập trung ăn tối với nhau rất vui vẻ.

19.00pm – 21.30pm : Các lớp chia nhau đi dạo quanh khu Tam Đảo, tìm hiểu cuộc sống và ngắm những hình ảnh than thuộc của người dân Tam Đảo. Cảnh sinh hoạt buổi tối ở đây thật yên bình, không như Hà Nội, ồn ào và tấp nập. Tập thể lớp tôi dừng chân tại 1 quán cà phê nhỏ có tên là “Vườn’’. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện, chơi trò chơi và trao đổi về nhũng gì đã nhìn thấy, đã đi qua. Cảm giác thật khó tả, vì đây là dịp khiến tinh thần đoàn kết của cả lớp phát huy tối đa. Thầy giáo chủ nhiệm cũng tham gia cùng chúng tôi.Thầy luôn là người đi tiên phong trong các hoạt động của lớp, vì thế lớp chúng tôi luôn luôn yêu quý thầy.. 22.00pm : Chúng tôi rời quán và về khách sạn để nghỉ.

Cảm nhận và bài học : Ngày đầu tiên ở Tam Đảo khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Mọi người không có ai cảm thấy mệt mỏi và than vãn trước chuyến đi vừa dài vừa nóng như vậy, tất cả như tràn đầy sức sống và năng lượng, đậm chất tuổi trẻ và thanh niên hiện đại. Đây cũng là lần đầu tiên tập thể lớp có dịp được đi cùng nhau, được ở gần nhau như vậy, tôi cảm thấy như không chỉ có đoàn kết mà còn là sự gắn bó, tình cảm giữa những người học trò, giữa sinh viên và thầy cô giáo, thật sự bền vững. Chúng tôi đi tham quan mấy vòng liền, đều thấy họ đang khởi công xây dựng rất nhiều, phục vụ cho 1 Tam Đảo tương lai phát triển. Người dân nơi đây vô cùng than thiện và nhiệt tình khiến chúng tôi không ai cảm thấy bỡ ngỡ hay lạ lẫm, mà ngược lại chúng tôi hoàn toàn thoải mái, tự nhiên và tự do – không gì hạnh phúc hơn vậy… Chúng tôi dắt tay nhau qua con đường chon ốc huyện Tam Đảo và cứ thế cho đến khi về khách sạn..

Chúng em không biết nói gì hơn là cảm ơn thầy cô…

Ngày 06-06-2017

6.00 am : Mọi người thức dậy và ăn sang

7.00 am : Cả đoàn tập trung tại trước sân khách sạn và chuẩn bị xuất phát để tìm hiểu mô hình sinh kế của người dân Tam Đảo

8.00am – 10.00 am : Tìm hiểu và đánh giá mô hình trồng su su của người dân Tam Đảo

12.00am : Cả đoàn nghỉ trưa

15.00pm : Nhóm thực tập đi lên nhà thờ Đá để thu thập và tìm hiểu số liệu cần thiết.

17.00pm : Nhóm trở về và chuẩn bị cho bữa tối Cảm nhận và bài học:

Tiếp tục qua 1 ngày sinh hoạt tại Tam Đảo, chúng tôi càng gần gũi và hiểu biết nhiều hơn về nơi đây cũng như người dân ở đây. Họ thật giản dị và cần cù. Những ngọn su su xanh mướt mơn mởn mọc lên sau màn sương dày và đặc như những con người nơi đây đang cố gắng từng ngày từng ngày cùng nhau làm cho nơi đây trở nên phát triển hơn. Địa hình ở đây khó đi, rất dốc và trơn, nhưng họ vẫn ngày ngày lao động, cố gắng làm lụng. trên gương mặt vẫn nở nụ cười. Khiến thanh niên hiện đại chúng tôi cần phải học hỏi rất nhiều. Không khí xung quanh chỉ toàn là 1 màn sương dày đặc, phải muộn gần trưa mới hết. Lần đầu tiên, chúng tôi có cảm giác không khí thật sự trong lành vào sang sớm, làm cho năng lượng cơ thể dồi dào như có thể làm bất cứ việc gì… Học hỏi cách trồng su su, tìm hiểu khu vực sinh kế, đó là công việc mà chúng tôi phải làm. Bạn ghi chép, bạn tìm tòi, có bạn thì quan sát, hỏi các thầy cô, anh hướng dẫn , tất cả nhằm mục đích học tập. Một khung cảnh thật tự nhiên và tràn đầy năng lượng. Tình đoàn kết và gắn bó của chúng tôi lại càng được nâng cao khiến ai ai cũng vui vẻ mà nắm tay nhau đi hết đoạn đường dốc và trơn ấy…….Khó khăn nào cũng vượt qua, thử thách nào cũng chấp nhận. dường như trong đầu chúng tôi, ai ai cũng nghỉ như vậy…..

Ngày 07-06-2017 :

06.00am : Như bình thường. mọi người dậy và ăn sang

07.00am : Ngoài trời mưa rất to, nên mọi người đã sắp xếp 1 buổi thuyết trình cho sinh viên chúng tôi ngay tại khách sạn. Mọi người tập trung rất đông đủ 08.00am : Trời tạnh mưa và chúng tôi liền xuất phát đến điểm dừng tiếp theo : Đỉnh núi Rùng Rình

08.30am – 10h00am : Cả đoàn đi qua đỉnh núi Rùng Rình và khu vực Thác Bạc (cách khách sạn của chúng tôi khoảng 500m) để tham quan và tìm hiểu

11.00am : Trở về khách sạn và nghỉ ăn trưa 13.00pm : Cả đoàn thu dọn hành lý và trả phòng 17.00pm : Cả đoàn về tại cổng trường.

Cảm nhận và bài học :

Đó là ngày cuối cùng chúng tôi được ở lại nơi đây – Tam Đảo. Là chuyến đi cuối trong dịp này, nên ai ai cũng háo hức và có những vẻ tiếc nuối, vì thế mọi người đều rất cố gắng cho buổi tìm hiểu này. Con đường lên đỉnh núi Rùng Rình sau cơn mưa như đang làm cho chúng tôi không thể đi được vì rất trơn và đầy bùn cát. Nhưng ngược lại, chúng tôi đều như những người lính hành quân ra mặt trận, cùng hát vang to và đi khắp núi. Không quản ngại khó, mọi người ai nấy đều rạng rỡ và đón cái sương mù cuối cùng mà mình được nhìn thấy trên mảnh đất này. Tôi đi đến đâu đều đưa khuôn mặt ra để đón từng giọt sương mát lành, trong trẻo bám vào da thịt, cảm giác tuyệt vời lắm! Nếu bạn là người Việt Nam, nhất định bạn phải đến đây và hưởng thụ. Không khí lên càng lên cao thời tiết thay đổi có vẻ lạnh. Chúng tôi dừng chân tại lưng núi. Ở đây 1 màn sương mù dày đặc, không khí se lạnh, khác hẳn ở Hà Nội – oi ả và bụi bặm. Chúng tôi như đang cố từng phút giây để hưởng thụ và trải nghiệm hết, muốn ôm trọn vào lòng mình luồng không khí ấy. Dọc 2 bên là hang cây dại xanh mát, ướt đẫm hơi sương. Chúng tôi liền lôi máy ảnh, điện thoại ra chụp, ghi vừa làm số liệu, vừa làm kỉ niệm. Dù là những bức ảnh dễ dàng có thể tìm kiếm được trên Internet. Nhưng với tôi, đó vẫn là những bức ảnh quý giá nhất, vì chính là những khoảnh khắc tình đoàn kết, sự gắn bó của tập thể lớp, những trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên được trong quãng thời gian sinh viên này…

Em xin cảm ơn các thầy cô đã tổ chức cho chúng em chuyến đi bổ ích và lí thú như này. Cảm ơn con người nơi đây, cảm ơn mọi người!

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w