KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 34 - 36)

6. Hiện trạng phát triển du lịch

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Kết luận:

Sở hữu cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, quang cảnh nguyên sơ, độ đa dạng sinh học phong phú, khí hậu ôn hòa, VQG Tam Đảo là địa điểm không thể không nhắc tới đối với những người yêu thiên nhiên. Ngoài ra, thị trấn Tam Đảo là nơi thích hợp cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần cho mọi người bởi không khí trong lành dễ chịu. Các dịch vụ du lịch ngày càng phát triển đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Vĩnh Phúc, trở thành mục tiêu hàng đầu, đưa ngành du lịch dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và Tam Đảo góp phần không hề nhỏ. Tính từ năm huyện Tam Đảo được thành lập (năm 2003) đến nay Tam Đảo đã thay đổi và phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại những mặt hạn chế như:

• Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn được du khách.

• Giá cả hàng hóa khá đắt.

• Nguồn lực hướng dẫn viên bản địa còn thiếu.

• Đường đi còn ngoằn ngoèo, còn nhiều nơi là đường đất đá.

• Các tuyến du lịch tại VQG Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo với các khu lân cận còn chưa được thiết lập 1 cách bài bản.

Dù vây, việc lựa chọn Tam Đảo là một trong các địa điểm vui chơi, nghĩ dưỡng hàng đầu của các du khách trong và ngoài nước vẫn không thay đổi. Ngành du lịch dịch vụ vẫn đang phát triển mạnh mẽ, kết hợp với du lịch sinh thái, tìm hiểu về hệ sinh thái tại VQG Tam Đảo của các bạn học sinh, sinh viên, những người yêu thiên nhiên, muốn hòa mình vào thiên nhiên. Chi phí để thực hiện chuyến đi không quá nhiều phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Kiến nghị:

• Đẩy mạnh công tác quản lý, quan tâm, chú trọng vào ngành dịch vụ du lịch, phát triển toàn diện các mặt kinh tế – xã hội – môi trương để tạo nên một ngành dịch vụ du lịch bền vững.

• Nâng cao chuyên môn đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên du lịch tại địa phương.

• Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng, giá trị của ngành du lịch, vấn đề bảo vệ hệ sinh thái tại Tam Đảo.

• Đẩy mạnh quảng bá về tiềm năng du lịch tại Tam Đảo qua các phương tiện truyền thông hoặc các ngày hội văn hóa lễ hội giữa các khu vực, địa phương với nhau.

• Tăng cường sự kết nối giữa các địa danh du lịch nổi tiếng trong khu vực Tam Đảo với nhau, tạo ra các tuyến du lịch mới mẻ hấp dẫn. Đa dạng hóa các loại hình du lịch khác nhau.

• Nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm đặc trưng cho Tam Đảo, đồng thời góp phần làm tăng độ đa dạng sinh học cho VQG Tam Đảo nói riêng và huyện Tam Đảo nói chung.

• Tăng cường việc kiểm soát, đánh giá tác động đối với các dự án đầu tư tại địa phương để tránh gây hại cho hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

• Tuyên truyền giáo dục về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng, vai trò của VQG nhằm thay đổi nhận thức và ý thức về sinh thái của mọi người.

• Cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm về cơ sở vật chất về dịch vụ du lịch như: nhà nghỉ, nhà hàng,...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO (Trang 34 - 36)