Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lược đồ giải toán của G. Pôlya để bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh qua dạy học chương I: Tứ giác Toán 8 tập 1 (Trang 39 - 43)

8. Cấu trúc đề tài

3.4. Kết quả thực nghiệm

Bảng thống kê kết quả kiểm tra

Qua kết quả thi chất lượng giữa kỳ môn toán cũng được nâng dần lên như sau:

* Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi áp dụng đề tài vào việc giảng dạy ở các trường THCS Long Hòa, THCS Hòa Đông, THCS Phú Lộc tôi nhận thấy các em hứng thú học tập hơn trong việc giải các bài tập hình học, không còn lo sợ chán nản khi vào học một tiết hình học, HS hiểu bài và giải được một số dạng bài tập cơ bản của chương.

Đối với HS khá giỏi, các em biết phân tích kỹ và tìm hiểu sâu bài toán, vận dụng linh hoạt sáng tạo ở các dạng vừa học, nhờ vậy mà các bài toán GV đưa ra đều

Giỏi Khá TB Yếu Kém Trường Lớp TS % TS % TS % TS % TS %. THCS LH 8A1 (35 HS) 10 28,6 20 57,1 5 14,3 THCS HĐ 8A2 (30 HS) 8 26,7 18 60 4 13,3 THCS PH 8A3 (32 HS) 12 37,5 16 50 4 12,5

được các em đề ra hướng giải quyết một cách nhanh chóng và phần trình bày lời giải cũng khá rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra các em còn tìm được cách giải khác cho bài toán.

Đối với HS trung bình các em ghi được giả thiết, kết luận và vẽ được hình, phân tích được bài toán, xác định được cách chứng minh nhưng còn chậm . Đôi khi trình bày lời giải cũng chưa đầy đủ và rõ ràng. Khi đã chứng minh được các em đã thoả mãn, ít chịu nghiên cứu thêm .

Đối với HS còn lại , khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn rất chậm , đa số các em không tự chứng minh được mà phải dựa vào sự hướng dẫn của GV hoặc nếu có tự làm được thì cũng thiếu sót về cách lập luận và cách trình bày. Tuy nhiên khi GV sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn các em giải toán thì các em rất tích cực trả lời.

Nhìn chung đa số HS đều tích cực hoạt động, không khí lớp trở nên sôi nổi các em trở nên tự tin , tích cực và sáng tạo hơn trong giải bài toán chứng minh. Đa số có thể độc lập làm bài , không ỷ lại vào GV, bạn bè. Tuy nhiên cũng có một số em do bị hổng kiến thức nên việc giải toán chứng minh gặp nhiều khó khăn GV phải mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn HS giải.

* Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực nghiệm đề tài

Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học môn toán thì ngoài giúp học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, giáo viên còn phải biết thiết kế hệ thống bài tập sẵn có để củng cố kiến thức cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức mới chiếm lĩnh. Ngoài ra còn giúp học sinh hiện tái hiện lại một số kiến thức đã học ở các bài học trước. Như vậy xuất phát từ các bài toán đã cho trong sách giáo khoa, giáo viên có thể khai thác thiết kế, phát triển thành những bài tập mới mà không vi phạm đến giảm tải cho học sinh THCS. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu của bài học, vào các đối tượng của học sinh để khai thác phát triển các bài toán sao cho phù hợp với mục tiêu của bài, vừa sức với đối tượng học sinh.

Muốn có kết quả cao trong việc dạy học môn toán thì ngoài yêu cầu chung giáo viên còn chú ý đến các vấn đề sau:

(i) Nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh THCS là sự tò mò ham hiểu biết. Từ đó lựa chọn cách khai thác hợp lý để học sinh hiểu và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào học toán và giải toán.

(ii) Nắm vững mục tiêu cơ bản của từng bài tập, ý đồ của từng bài tập mà người biên soạn chương trình đưa ra để khai thác. Lựa chọn các khai thác với trình độ học sinh và các chương trình cơ bản của từng lớp. Đối với học sinh có cách khai thác phù hợp để đạt yêu cầu chung. Đối với học sinh khá giỏi cần phát triển bài tập ở mức độ cao hơn.

(iii) Tổ chức tiết học sao cho mọi người đều được hoạt động một cách tích cực. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học để thu hút nhiều học sinh vào giải hệ thống các bài tập đã khai thác.

(iv) Để việc dạy bài toán đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và phát huy tính chủ động, giáo viên phải không ngừng học và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó phát hiện rút ra một số cách khai thác và phát triển các bài tập trong sách giáo khoa để bồi dưỡng năng lực giải toán cho các em.

KẾT LUẬN CHUNG

Các bài toán chứng minh có vai trò rất quan trọng. Nó được xem là tiền đề để giải các bài toán khác, là cầu nối với các kiến thức toán học trong nhà trường và những áp dụng khác trong thực tế, đời sống xã hội. Như vậy có năng lực chứng minh toán học sẽ giúp các em có nền tảng vững vàng để tiếp thu các kiến thức khác một cách dễ dàng.

Bồi dưỡng năng lực giải toán hình học cho các em là sự vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức về toán học. Qua giải toán hình học giúp cho HS có thói quen suy nghĩ, mò mẫm và dự đoán kết quả. Vì vậy rèn luyện được khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học. Rèn luyện cho HS năng lực tư duy, suy luận logic, phát triển trí tuệ, hình thành ở các em lòng say mê, hứng thú học toán.

Qua nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy việc vận dụng lược đồ G.Polya để bồi dưỡng năng lực giải toán cho HS lớp 8 thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, biết vận dụng các kiến thức đó vào việc chứng minh các bài toán hình học và hình thành tri thức phương pháp khi giải toán.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Rất mong sự đóng góp của quí thấy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Đức Chính ( 2006 ), Sách giáo khoa toán 8 tập I, NXBGD. [2]. Phan Đức Chính ( 2006 ), Sách giáo viên toán 8 tập I, NXBGD.

[3]. Phạm Gia Đức – Phạm Đức Quang, Giáo trình dạy học sinh THCS tự lực tiếp cận kiến thức Toán học, NXB ĐHSP.

[4]. Phạn Gia Đức (chủ biên) - Bùi Huy Ngọc - Phạm Đức Quang (2003), Phương pháp dạy học các nội dung môn toán, NXBGD.

[5]. Nguyễn Bá Kim (2000), Giáo trình phương pháp dạy học môn toán đại cương, NXBGD.

[6]. Võ Đại Mau, Sách tuyển tập 250 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2 , NXBGD.

[7]. Nguyễn Đức Tấn ( 2006 ), Sách toán phát triển 8 tập 1, NXB QG Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Tôn Thân. (2000), Huấn luyện nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng soạn câu hỏi và bài tập.

[9]. V.A. KƠ - RU - TEC - XKI, Tâm lý năng lực toán học của học sinh (sách dịch), NXBGD.

Một phần của tài liệu Vận dụng lược đồ giải toán của G. Pôlya để bồi dưỡng năng lực giải toán cho học sinh qua dạy học chương I: Tứ giác Toán 8 tập 1 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)