NHẬN XÉT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Năng lượng Công nghệ Việt Nam Tổng luận (Trang 41 - 45)

Ngành năng lượng của chúng ta là nền tảng đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế trong quá khứ cũng như trong tương lai. Để có thể đuổi kịp và hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, cũng như khu vực, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ tiềm năng để thực hiện được điều đó, vì ta có nguồn thiên nhiên và nhân lực dồi dào, nhưng trước những áp lực tạm thời bên ngoài và những khiếm khuyết đã trình bầy ở trên nên phần nào làm cho có sự trì trệ trong quản lý kinh tế nói chung, trong ngành năng lượng nói riêng. Qua những giải trình trên, các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng, cũng như các cấp, các ngành, các địa phương trước tiên cần phải làm cho mọi người dân chúng ta nhận thức về tầm quan trọng của an ninh năng lượngvà ý thức tiết kiệm. Đây không phải là việc làm chỉ của một ngành, mà là của từng người dân, người công chức, các nhà lãnh đạo xã hội - kinh tế - chính trị.

Trong sử dụng ta cần có nhiều biện pháp tuyên truyền, thi đua, động viên, khuyến khích về tài chính, pháp luật, hành chính cho việc tiết kiệm năng lượng đến từng người dân, từng công chức…

Tài nguyên nước ta là dồi dào, nhưng không phải vô tận, không phải chỉ vì cần tiền vốn đầu tư và phát triển ta cứ khai thác, xuất khẩu vô tội vạ than đá, dầu thô…, ta nên

quy hoạch, khai thác, xuất khẩu ở mức độ hợp lý để có thể duy trì năng lượng lâu dài cho thế hệ tương lai.

Thủy điện nước ta hiện nay và trong tương lai dài vẫn còn đóng vai trò chủ đạo trong ngành năng lượng của chúng ta, nhưng như trên trình bầy, tiềm năng của thiên nhiên ta rất lớn, nhưng xây dựng phát triển nó cần một số vốn rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều trong vấn đề thiên nhiên, nông nghiệp, xã hội - di dân tái định cư, ổn định cuộc sống công ăn việc làm của một số lượng lớn người dân tộc thiểu số. Trong quá trình thiết kế, khảo sát, thi công liên quan đến nhiều đơn vị với số vốn lớn, thời gian dài ở địa hình trải rộng, hiểm trở nên công tác quản lý, điều hành cực kỳ phức tạp để bảo toàn được đồng vốn lớn, tránh tiêu cực, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả và có những chính sách thích đáng, công bằng cho các đồng bào tái định cư để họ yên tâm, nhanh chóng vì lợi ích chung thay đổi cuộc sống bình yên lâu năm của họ cũng như nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ địa phương nơi làm thủy điện. Trên thực tế, những năm gần đây, các tổ chức quốc tế dường như dè dặt hơn trong việc hỗ trợ các dự án thuỷ điện lớn và việc triển khai các dự án thuỷ điện của Việt Nam tương đối bị cô lập, trong khi đây là lĩnh vực rất cần được hỗ trợ quốc tế. Lĩnh vực cần tăng cường trong chương trình phát triển thuỷ điện ở Việt Nam gồm: lập quy hoạch thuỷ điện; lựa chọn vị trí nhà máy và thiết kế; thiết lập quy trình vận hành nhà máy. Lập kế hoạch và hoàn thiện vận hành có thể đạt được thông qua tối ưu hoá giữa các lựa chọn và hoán đổi phức tạp, nhằm: tối đa hiệu ích đa mục tiêu của việc sử dụng nguồn nước; giảm thiểu các tác động tiêu cực, bao gồm cả các tác động tiêu cực xã hội và ở hạ lưu; đồng thời tối đa hiệu ích phát điện trong toàn bộ hệ thống điện. Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng công tác tái định cư của các công trình hồ chứa và đánh giá tác động môi trường. Các chính sách hiện tại cần có một cơ cấu

hoàn chỉnh các văn bản pháp luật và yêu cầu điều chỉnh. Cam kết tài chính cho công tác tái định cư của các dự án mới là rất lớn. Vấn đề lớn nhất là cần cải thiện quá trình thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Việc phân tích, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đặc biệt là tiếp tục theo dõi và hoàn thiện công tác tái định cư hiện vẫn còn một số tồn tại, do hạn chế về năng lực trong các công việc chuyên ngành, đặc biệt là ở cấp địa phương. Các chuyên gia và cán bộ địa phương thường thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về cách thức thực hiện một cách tốt nhất công tác tái định cư. Những vấn đề khó khăn nhất, bao gồm cả khôi phục kế sinh nhai của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi công trình hồ chứa – một vấn đề phức tạp đối với tất cả các nước, đòi hỏi những nỗ lực cụ thể trong tham vấn người dân địa phương suốt quá trình thực hiện.

Trong tương lai gần cũng như lâu dài ta cần có những chế độ chính sách để nghiên cứu ứng dụng các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Để tiếp cận một cách có hiệu quả, nhanh chóng Nhà nước cần phải có những chính sách thích đáng trong việc nghiên cứu, chuyển giao loại công nghệ này. Ngoài huy động vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, Nhà nước cần có chính sách thu hút trí lực của việt kiều, trí thức trong nước cho việc nghiên cứu cũng như chuyển giao loại hình công nghệ này. Để đẩy nhanh quá trình đuổi kịp và hội nhập vào thế giới hiện đại của khu vực và trên thế giới chúng ta cần đưa nhanh ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tế kinh tế xã hội và sản xuất.

Đất nước ta dài, địa hình phức tạp, đa dạng các loại năng lượng, nên chăng chúng ta học tập kinh nghiệm chiến tranh nhân dân của lịch sử oai hùng của dân tộc ta trong công cuộc giải phóng đất nước đánh bại mọi loại quân xâm lược hùng mạnh trên thế giới là sử dụng lực lượng ngay tại chỗ; tức là tận dụng ưu thế, tiềm năng của từng địa phương từ miền núi đến hải đảo xa xôi, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và quản lý đưa ra ứng dụng các công nghệ năng lượng sản xuất tại địa phương: như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, năng lượng khí sinh khối, năng lượng thuỷ triều, thủy điện nhỏ… vừa đáp ứng được nhu cầu thiết thực với tiềm năng năng lượng địa phương, vừa phát huy được vốn liếng trách nhiệm của địa phương về phát triển kinh tế nói chung, năng lượng và xã hội nói riêng. Và như vậy, năng lượng giờ đây không phải “của chùa” mà là tiền của, công sức của “địa phương”, Nhà nước hỗ trợ về khoa học, công nghệ và quản lý; đỡ đi sự mất mát trong truyền tải điện trên đường dây, nhất là những địa phương xa những trung tâm năng lượng công nghiệp, người dân có ý thức hơn về tiết kiệm điện vì đây là đồng tiền họ phải bỏ ra để làm cho mình, giảm bớt được ngân sách nhà nước trong vấn đề đưa điện đến những miền núi, hải đảo xa xôi. Theo báo cáo của Viện Năng lượng, cho đến nay Việt Nam mới khai thác được 25% nguồn năng lượng tái tạo còn lại 75% vẫn chưa được khai thác. Hiện nay, Việt Nam đã điện khí hoá đạt tới khoảng 80% toàn quốc 20% còn lại là các vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng việc xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn, nhà máy điện nguyên tử nhằm phủ kín lưới điện đến các nơi này cần phải mất hàng chục năm nữa với nhiều chi phí rất tốn kém. Vấn đề trên có thể giải quyết bằng cách khác như xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ và các nhà máy phong điện, điện mặt

trời... tại vùng cần điện khí hoá. Ban ngày, người dân bản địa đi làm có thể bán lại năng lượng này. Như vậy, với mô hình này vừa tạo được thu nhập cho người dân, cung cấp được một nguồn năng lượng thiếu hụt cho nhà nước và nhà nước dần dần sẽ không phải trợ giá cho nguồn năng lượng với chi phí ít tốn kém. Kỹ thuật về phong điện có thể tiếp cận nhanh, dễ sử dụng và tránh được nhiều rủi do, đặc biệt là nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Kinh nghiệm ở Đức cho thấy, họ đã tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ gió với công xuất 5MW với giá 1 triệu Euro. Mỗi một trạm có từ 2-3 hệ thống, trong vòng từ 5-7 năm họ có thể hoàn vốn đầu tư. Ngoài ra, người dân đã thu được lợi nhuận rất nhiều từ việc bán điện cho nhà nước, khi mua qua nhà nước giá điện sẽ là 10 - 15 cent/kWh, nhưng giá điện của người dân bán lại cho nhà nước sẽ là 40-50 cent/kWh. Giá điện phải công bằng, hiệu quả là công cụ hữu hiệu cho việc điều tiết sử dụng và sản xuất điện. Nó tác động trực tiếp, nhậy cảm đến tất cả mọi vấn đề của kinh tế-xã hội-an ninh, nên ta phải điều tra một cách tỷ mỷ, khoa học rồi mới quyết định cho hợp lý ở tình hình xã hội kinh tế Việt Nam, chứ không nên đem so sánh “giá điện nước ta là thấp nhất so với các nước khu vực”, trong khi đó mức sống của ta ra sao so với họ hoặc tăng giá điện để có tiền đầu tư phát triển ngành Điện - do ngành điện lỗ, trong khi đó khi báo cáo tổng kết chỉ thấy lãi. Trước tiên ngành điện cần phải kiểm điểm lại mình đã làm được gì cho người tiêu dùng, tiền lãi đầu tư đã đúng chỗ chưa. Điện không chỉ là tiền, mà còn là an toàn, là sinh mạng sống của người tiêu dùng, nhất là nước ta mưa bão nhiều, đường tải điện hạ thế còn dùng dây trần rất dễ gây tai nạn chết người và đã xẩy ra ở Hà Nội, ở đây chưa kể tới những vụ cháy do dây dẫn điện đến chỗ người tiêu dùng.

Nước ta là nước có mức sử dụng năng lượng thấp nhất, nhưng trong quá trình sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng đều có tổn thất năng lượng cao và hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí năng lượng còn nhiều. Do đó, chương trình sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm phải là quốc sách, có cơ chế thích hợp để thực hiện chương trình này. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cần trở thành chỉ số đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Để có cơ sở đánh giá một cách khoa học, chính xác, ở mỗi một công trình, mỗi một máy móc, đến mỗi một cơ sở tiêu thụ năng lượng ta cần phải tổ chức kiểm toán năng lượng thì mới đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất và tìm ra những biện pháp để sắp xếp lại quy trình sản xuất, muốn mua thiết bị cho phù hợp, cũng như định được giá điện công bằng, hữu hiệu đến từng đối tượng cụ thể. Cuộc sống hiện đại ngày nay hướng chúng ta tới việc ngày càng cải thiện nâng cao mức sống và tiện nghi sinh hoạt, cụ thể là việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị tiêu hao năng lượng như: máy sưởi, điều hoà nhiệt độ, lò cao tần, máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, các thiết bị thông tin… Tất cả các thiết bị đó đều phải sử dụng điện, nhiên liệu lỏng, hoặc khí đốt và như vậy nhu cầu năng lượng đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi khả năng đáp ứng thì luôn luôn có giới hạn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng trong thiết bị gia dụng nhằm tiết kiệm, hạn chế hay nói cách khác là

quản lý nhu cầu năng lượng. Tính sơ sơ trên cả nước chỉ riêng tủ lạnh và máy đông lạnh gia đình cũng tiêu thụ hết từ 5–10% điện năng sản xuất ra trong nước. Tất nhiên, cùng một chủng loại thiết bị nhưng mỗi gia đình tuỳ mức sống có thể có mức tiêu thụ điện năng khác nhau, chẳng hạn gia đình này có thể tiêu thụ điện gấp 2 lần so với gia đình khác. Cũng như trong một chủng loại thiết bị điện gia dụng, thì việc tiêu hao năng lượng thay đổi có khi gấp đôi mà hiệu quả không hơn nhau nhiều. Như vậy, việc khuyến khích các nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng thiết bị hiệu quả năng lượng ngoài việc tiết kiệm chi phí cho gia đình, còn có ý nghĩa trên bình diện quốc gia là phần điện tiết kiệm được sẽ dành cho công việc khác. Khi đặt các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng, các thiết bị điện gia dụng phải tuân theo các chỉ tiêu về hiệu quả năng lượng trước khi được đưa ra thị trường. Hiện nay, chúng ta còn chưa chú ý nhiều đến các tiêu chuẩn này do chúng còn quá nặng về kỹ thuật. Tuy nhiên, khi được đưa ra áp dụng, các tiêu chuẩn là sẽ là những công cụ hữu hiệu để quản lý nhu cầu năng lượng.

Yêu cầu tiết kiệm năng lượng của nước ta ngày càng cấp bách, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể khuyến khích cho các hoạt động khoa học công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng. Nếu kể cả điện năng dùng cho quạt điện và bình nước nóng để tắm rửa, lượng điện năng dùng cho sưởi ấm và làm mát của nước ta có thể đạt đến mức 10%~15% lượng điện phát ra. Nếu hiện tại chưa đạt đến mức đó, thì cũng sẽ nhanh chóng đạt tới trong một thời gian rất ngắn khi đời sống nhân dân được nâng lên. Hệ thống bơm nhiệt chắc chắn sẽ có thể tiết kiệm được 20%~30% lượng điện năng tiêu thụ, cũng có nghĩa là sẽ tiết kiệm được 2%~3% tổng lượng điện phát ra của cả nước, thậm chí còn cao hơn. Năm 2005 tổng điện lượng phát ra của cả nước là 52 tỷ kWh, giả định cả nước sử dụng hệ thống bơm nhiệt sẽ tiết kiệm được ít nhất là 1~1,5 tỷ kWh điện, tức là đã tiết kiệm được khoảng hơn 1000 tỷ đồng.

Nhà nước nên dành một khoản ngân sách cần thiết cho các chương trình và đề tài nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung, điều tra cơ bản về tài nguyên địa nhiệt, nước ngầm của nước ta, về việc sản xuất, lắp đặt và vận hành thử các mô hình chủng loại hệ thống bơm nhiệt khác nhau lựa chọn những chủng loại thiết bị phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta nhằm đạt hiệu quả cao nhất về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IMF: “World economic outlook” - 2004, 2005, www.imf.org/external/pubs; 2. The World Bank: “Global economic prospects” - 2004, 2005,

www.worldbank.org/prospects;

3. Popular Science, No. 7/2006, www.popularscience.com;

4. International Energy Agency: “Energy policies of IEA countries”, Paris, OECD, 2005;

5. “Energy Technology Analysis: Prospects for hydrogen and fuel cells”, IEA, 25/11/2005, 256 pages;

6. Energy Information Administration: Official Energy Statistics from the U.S. Government, 2004;

7. Sven Geitmann: Erneuerbare Energien und alternative Kraftstoffe 1/2005; 8. M.Faber / H.Niemes / G.Stephan: Entropy, Environment and Resources; 1995,

(2nd ed.)

9. M. Kaltschmitt, A. Wiese und W. Streicher (Hrsg.), Erneuerbare Energien. Systemtechnik, Wirtschaftlichkeit, Umweltaspekte , Springer Verlag,

Heidelberg, 2003, 3. Auflage

10. A. Kleidon, R. D. Lorenz: Non-Equilibrium Thermodynamics and the Production of Entropy , Springer Verlag, Heidelberg, 2004,

11. Harris Krishnan, Goodwin Krishnan: A Survey of Ecological Economics , 1995, Island Press

12. Hermann Scheer, Solare Weltwirtschaft, Strategie für eine ökologische Moderne , Kunstmann, Oktober 1999

13. Karl-Heinz Tetzlaff: Bio-Wasserstoff. Eine Strategie zur Befreiung aus der selbstverschuldeten Abhängigkeit vom Öl ; BoD Verlag (2005)

14. Washington Post 3/7/2006;

15. Data & Statistics: World Development Indicators, The World Bank, 2005; 16. Zakon za energetika i energijnata efektivnost, 2002

17. The Vietnam Investment Review, Worldsources Online, 11/8/2003; 18. T/c: Công nghiệp, Bộ Công nghiệp, số ra tháng 5/2006;

19. Báo: Diễn đàn doanh nghiệp, số ra ngày 13/7/2006;

20. Hội thảo tổng kết về các công trình nghiên cứu năng lượng, năm 2004; 21. Hội thảo khoa học: Nghiên cứu phục vụ hoạch định các chính sách phát triển

Một phần của tài liệu Năng lượng Công nghệ Việt Nam Tổng luận (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)