Năng lƣợng Plasma (nhiệt hạch):

Một phần của tài liệu Năng lượng Công nghệ Việt Nam Tổng luận (Trang 27 - 29)

Đây là nguồn năng lượng vô tận sinh ra khi hai nguyên tử hòa nhập thành một. Theo nguyên lý, khi Hydrro nung nóng 100 triệu độ C, các nguyên tử hoà tan vào nhau sinh ra đám mây khí sôi sục, gồm toàn những phân tử tích điện gọi là plasma - đó là trạng thái năng lượng phổ biến nhất trong vũ trụ, là thứ hỗn tạp nhất, khó kiểm soát nhất. Cho đến bây giờ, việc tạo ra và nén giữ chưa hề có thí nghiệm nào có thể thu hồi 65% nguồn năng lượng đã tiêu hao để tạo ra phản ứng Plasma. Các nhà khoa học Mỹ, Nhật, châu Âu đang hợp tác kiểm soát tiến trình và tăng nguồn năng lượng sinh ra từ phản ứng. Họ hy vọng rằng một lò phản ứng thí nghiệm trị giá 6 tỷ USD, gọi là ITER tại Pháp, hoặc Nhật sẽ kích hoạt được plasma nổ và tiếp đó sẽ là một nhà máy mẫu để tạo ra điện thực sự, và cuối cùng là xây dựng những nhà máy điện Plasma thương mại

sau 50 năm nữa. Trong các nhà máy điện nguyên tử, người ta tận dụng năng lượng được giải phóng thông qua phản ứng bắn phá nguyên tử những nguyên tố nặng, thí dụ như uran. Từ một kg hợp chất này có thể nhận được nguồn năng lượng vài triệu lần lớn hơn việc đốt cháy cùng lượng hợp chất hóa học. Tuy nhiên, con người phải trả giá đắt - các sản phẩm của phản ứng hạt nhân bị nhiễm xạ mạnh trong thời gian hàng ngàn năm và có thể xảy ra thảm họa hạt nhân (như Chernobyl). Công nghệ năng lượng nhiệt hạch sẽ hoàn toàn khắc phục được những khiếm khuyết như vậy. Những phản ứng vốn là nền tảng của nhà máy điện nhiệt hạch dựa trên sự liên kết nguyên tử các nguyên tố nhẹ như Hêli, Hydro và Liti - quá trình đi kèm sự thay thế khoảng 1% vật chất thành năng lượng. Quá trình diễn ra an toàn tuyệt đối - rất đơn giản, phản ứng lập tức chấm dứt, ngay sau khi xảy ra sự cố không bình thường. Trong các lò phản ứng nhiệt hạch không xuất hiện pluton - nguyên liệu có thể tận dụng để sản xuất bom nguyên tử, còn chất thải nhiễm xạ chấm dứt độc hại ngay sau vài chục năm. Từ chất đồng vị Hydro, có tên là đơtêri (trong nguyên tử của nó, ngoài proton, còn có một neutron) có thể nhận được nguồn năng lượng vài lần lớn hơn lấy từ uran, thêm nữa - đó là nhiên liệu rất dễ khai thác. Tuy nhiên, để dẫn đến phản ứng liên kết nhân các nguyên tử, cần phải đốt nóng chúng đến nhiệt độ cực cao. Bên trong lõi Mặt trời - yếu tố phát sáng nhờ năng lượng nhiệt hạch, chỉ cần 10 triệu độ C, thế nhưng phản ứng đó được sự trợ giúp của lực hút khổng lồ. Trên Trái đất, cùng quá trình này nhất thiết đòi hỏi phải có môi trường 100 - 200 triệu độ C.

Đó sẽ là công trình khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, song cái giá của nó cũng cực đắt. “Nếu chúng ta chế tạo thành công lò phản ứng như thế, mà cơ may theo tôi là 50%; chúng ta sẽ không phải lo nghĩ đến vấn đề năng lượng cho một ngàn, thậm chí hai ngàn năm nữa!” - GS lan Fells (Royal Academy of Engineering, Vương quốc Anh) nhận xét. Nên nhớ, nhu cầu năng lượng của nhân loại liên tục gia tăng, trong khi dự trữ dầu lửa và khí đốt có thể cạn kiệt ngay trong năm 2035. Hiện tại, tất cả lệ thuộc vào kết quả công trình mẫu. Việc xây dựng lò phản ứng khởi công vào năm tới và kéo dài tối thiểu 10 năm. Dự toán chi phí là 5 tỷ euro, các công trình nghiên cứu liên quan đến vận hành - sẽ ngốn khoản tiền tương tự (đến nay đã chi 500 triệu euro). “Về phương diện kỹ thuật, sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Thế nhưng, thiết bị của lò phản ứng sẽ hết sức phức tạp và chúng tôi buộc phải quan tấm đến chất lượng hoàn thiện” - TS. Yasuo Shimomura, Giám đốc Dự án khẳng định. Việc phối hợp triển khai các công đoạn sản xuất và lắp ráp linh kiện khó hơn nhiều so với quá trình chế biến máy khổng lồ A380. Đây là dạng năng lượng tương lai bền vững, vô tận cho cả nhân loại; Theo các chuyên gia thuộc lĩnh vực phản ứng nhiệt hạch, chỉ riêng năng lượng từ deuter ở hồ Giơnevơ (Thụy Sĩ) cũng có thể cung cấp cho nhân loại đủ dùng trong vài ngàn năm! để hội nhập, chúng ta cần hợp tác toàn diện với các nhà khoa học châu Âu, châu Á và Mỹ để đẩy mạnh nghiên cứu loại năng lượng đấy tiềm năng triển vọng này.

Nhìn chung, tất cả các dạng năng lượng trên có những điểm mạnh, điểm yếu, tùy theo tiềm năng từng vùng ta có thể phát huy một cách hài hoà và có hiệu quả, nói chung, theo tôi chúng ta cần tìm những nguồn sẽ tạo ra năng lượng xanh - năng lượng

sạch trong tương lai - không hề khan hiếm quanh chúng ta. Chỉ có điều chúng ta phải biết cách chinh phục nó, biến đổi nó - đó cũng chính là thay đổi cách sống để tạo ra môi trường sạch hơn, trong lành hơn cho cuộc sống. Chúng ta hãy lấy Trung quốc ra làm bài học cho việc sử dụng điện ở thời điểm hiện tại để chấn chỉnh lại các quan điểm phát triển điện lực ở Việt Nam. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán Trung Quốc sẽ chiếm hơn 1/5 tổng nhu cầu điện gia tăng trên thế giới trong 25 năm tới và hơn 1/4 tổng lượng khí thải nhà kính gia tăng. Khoảng 2/3 nguồn điện của Trung Quốc có nguồn gốc từ than và các sản phẩm than - dạng năng lượng rẻ và bẩn nhất. 400.000 người Trung Quốc tử vong mỗi năm do bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí và theo Ngân hàng thế giới 16 trong tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Trung Quốc. Thực chất của vấn đề năng lượng trên toàn cầu chính là ở chỗ quốc gia nào sẽ đi nhanh hơn trong việc tạo ra các công nghệ mới để sử dụng các nguồn năng lượng mới vừa không gây ô nhiễm, vừa không phụ thuộc hoặc chí ít cũng rất ít phụ thuộc vào các tài nguyên “trời cho”. Quốc gia nào nắm được công nghệ này sớm nhất sẽ làm chủ thế giới. Mỹ có lẽ là nước đang đi đầu trong công việc này. Hàng năm, Chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho các mục tiêu nghiên cứu về năng lượng. Nhật cũng không kém. Những chi tiêu này không ồn ào, không được tuyên truyền nhưng mục tiêu thì rất rõ ràng: Phải có các công nghệ mới về năng lượng thay thế dầu mỏ, vì thiếu năng lượng, thì các công nghệ khác như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… cũng trở nên vô nghĩa. Dưới đây trình bầy sơ lược một công nghệ tiết kiệm điện, phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội nước ta hiện nay, là không phức tạp, tiện dụng, hiệu quả, an toàn, kinh tế, ở mọi chỗ đều làm được từ nhà đơn lẻ, cho đến khu dân cư, nhà dân đến công sở, trung tâm thể thao, khách sạn...

Một phần của tài liệu Năng lượng Công nghệ Việt Nam Tổng luận (Trang 27 - 29)