Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sống, các quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể nhƣ trao đổi chất, hô hấp, sinh trƣởng (Đỗ Thị Thanh Hƣơng và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Khi nhiệt độ tăng thì nhu cầu oxy sẽ tăng, nếu oxy trong nƣớc thấp khả năng kết hợp của hemoglobin sẽ giảm. Khi nhiệt độ tăng cá sẽ tăng cƣờng đƣa nƣớc qua mang bằng cách tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng lƣợng máu đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn để gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Khi nhiệt độ tăng quá cao cá có thể chết vì không lấy đủ oxy (Đỗ Thị Thanh Hƣơng và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Nhiệt độ ảnh hƣởng đến chức năng sinh lý và hoạt động của thủy sinh vật, dẫn đến thay đổi hoạt động sống bình thƣờng cũng nhƣ các hoạt động sinh lý trong cơ thể (Zeng
17
Từ nhiều nghiên cứu, Varsamos et al. (2005) tổng hợp rằng cá nƣớc ngọt có cơ chế duy trì áp suất thẩm thấu sao cho áp suất thẩm thấu huyết tƣơng luôn ở mức cân bằng từ 280 -360 mOsm/kg, và tại đây, quá trình sinh lý trong cá diễn ra bình thƣờng. Môi trƣờng đẳng trƣơng của cá nƣớc ngọt là từ 10~12 ppt (Varsamos et al., 2005). Boeuf và Payan (2001) thảo luận rằng để thích nghi với điều kiện chuyển đổi từ nƣớc ngọt sang nƣớc mặn, nhiều nghiên cứu cho thấy cá tiêu tốn 10-50% cho hoạt động cân bằng nội môi, cá uống nhiều nƣớc hơn, tăng cƣờng bài thải ion nhiều hơn thông qua tiêu tốn năng lƣợng và vật chất cho kênh Na+-K+-ATPase, đồng thời tăng kênh vận chuyển ion, các hệ enzyme, các và các quá trình sinh hóa để đáp ứng với nguồn gây stress này (Eckert et al., 2001; Varsamos et al., 2005). Tất cả quá trình này chịu sự chi phối rất lớn của não bộ, hệ nội tiết và trong đó, cortisol đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng stress (Barton & Iwama, 1991; Boeuf & Payan, 2001; Sakamoto & McCormick, 2006).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trƣởng của cá lóc (Channa strista), Đỗ Thị Thanh Hƣơng và Ngô Tú Trinh báo cáo rằng ASTT của cá tăng theo sự gia tăng độ mặn của môi trƣờng nhƣng ở độ mặn từ 0 - 9‰ thì ASTT trong máu cá ổn định, chỉ dao động nhẹ nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ASTT trong máu cá luôn cao hơn môi trƣờng (điều hòa ƣu trƣơng). Tại độ mặn 12‰ thì ASTT của cơ thể cá dao động từ 307 - 345 mOsm/kg tƣơng đƣơng với ASTT môi trƣờng nƣớc 323 mOsm/kg. Nhƣ vậy, điểm đẳng áp của cá lóc là 12‰. Khi độ mặn vƣợt qua điểm đẳng áp thì ASTT trong máu cá tăng rõ rệt và tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đồng thời ASTT cá thấp hơn ASTT môi trƣơng (điều hòa nhƣợc trƣơng). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá sặc rằn với điểm đẳng áp cũng là 12‰, ở các độ mặn thấp hơn điểm đẳng áp, cá luôn điều hòa ƣu trƣơng và cá sống ở độ mặn môi trƣờng cao hơn 12‰ kéo dài thì cá chết (Trang Văn Phƣớc, 2010). Kết quả cho thấy ở 15‰, ASTT môi trƣờng cao hơn trong máu nhƣng do phản ứng chậm nên từ 24 giờ trở đi thì ASTT của huyết tƣơng không ngừng tăng cao và khả năng điều hòa ASTT của cá lóc bị phá vỡ nên cá chết sau 15 ngày kể từ khi đạt độ mặn của nghiệm thức. Kết quả
18
này phù hợp với nhận định của Bùi Lai và ctv. (1985) rằng cá xƣơng nƣớc ngọt có thành phần muối và ASTT cao hơn môi trƣờng, khả năng điều hòa ASTT chủ động kém linh động đƣợc xem là loài cá hẹp muối. Do đó, có thể xác định rằng cá lóc là loài hẹp muối.
Các nghiên cứu gần đây đã chững minh rằng ASTT của cá tăng theo sự gia tăng độ mặn của môi trƣờng nhƣng ở độ mặn từ 0 - 9‰ thì ASTT trong máu cá ổn định, chỉ dao động nhẹ nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ASTT trong máu cá luôn cao hơn môi trƣờng (điều hòa ƣu trƣơng). (Đỗ Thị Thanh Hƣơng, 2013).
Quá trình điều hoà ASTT còn đƣợc kiểm soát bởi các hormone. Trong đó cortisol và Prolactin (PRL) là những hormone quan trọng nhất trong việc kiểm soát quá trình điều hoà thẩm thấu (Grau et al., 1994 đƣợc trích dẫn bởi Boeaf & Payan, 2000). Trong đó cortizol làm gia tăng việc giữ lại muối trong máu cá nƣớc ngọt và làm giảm muối trong máu cá nƣớc mặn. Còn PRL có tác dụng làm giảm khả năng thẩm thấu các ion và nƣớc qua màng tế bào, đồng thời nó còn ngăn cản sự bài tiết chloride ở cá biển. Vì vậy PRL có vai trò quan trọng trong việc điều hoà ASTT khi cá di chuyển vào môi trƣờng nƣớc ngọt. Ngƣợc lại cortisol là hormone giúp cho cá điều hoà astt khi di chuyển từ nƣớc ngọt vào môi trƣờng nƣớc lợ mặn. Ngoài ra Adrenalin và một số hormone khác cũng có vai trò trong việc điều hoà ASTT. Theo Huong et al (2008) đƣợc trích dẫn bởi Phạm Tân Tiến (2010) thì ASTT trong máu cá tra trung bình là 238 mOsm/kg.
Theo Phạm Tân Tiến (2010) trong máu thì đƣờng glucose là thành phần chủ yếu có trong huyết tƣơng. Hàm lƣợng đƣờng thay đổi trong phạm vi rộng, ở cá sụn hàm lƣợng đƣờng trong máu ít hơn cá xƣơng , cá xƣơng biển thì hàm lƣợng đƣờng có liên hệ trực tiếp đặc tính sống. Cá hoạt động nhiều thì hàm lƣợng đƣờng cao. Cá đực thƣờng có lƣợng đƣờng cao hơn. Hàm lƣợng oxy trong môi trƣờng sống giảm đột ngột cũng làm tăng lƣợng đƣờng trong máu cá. Các yếu tố thay đổi môi trƣờng stress sẽ làm thay đổi hàm lƣợng đƣờng trong máu cá. Hàm lƣợng glucose của cá basa trong môi trƣờng bình thƣờng là 719±
19
94,3 mg/L , còn trong môi trƣờng stress là 691± 772 mg/L (Đỗ Thị Thanh Hƣơng & ctv, 2009 đƣợc trích dẫn bởi Phạm Tân Tiễn, 2012).
20
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN