Quy trình lập kế hoạch theo dõi, giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016- 2020 (Trang 43 - 44)

7. Theo dõi, giám sát và đánh giá

7.3. Quy trình lập kế hoạch theo dõi, giám sát và đánh giá

a) Quy trình giám sát và đánh giá

- Hàng năm, các cơ quan thực hiện Chương trình lập kế hoạch tự theo dõi, giám sát (kế hoạch kiểm tra, điều tra) song song với việc triển khai các nội dung thực hiện Chương trình (Trong đó nêu cụ thể địa điểm, thời gian, nội dung giám sát, phương thức triển khai), gửi Bộ LĐTBXH

43

- Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan thực hiện Chương trình, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phê duyệt, nhằm đảm bảo triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước ở tất cả các chuyên đề và nội dung trong Chương trình, tránh chồng chéo, tăng hiệu quả giám sát, tiết kiệm kinh phí và thời gian. Nội dung gồm 2 phần chính:

+ Kế hoạch tự giám sát đánh giá của từng hoạt động, Chương trình + Các biện pháp để đảm bảo thực thi hiệu quả kế hoạch.

- Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Đánh giá định kỳ được tiến hành theo 2 giai đoạn: Đánh giá giữa kỳ được tiến hành vào năm thứ 3 thực hiện Chương trình (năm 2018), nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết; đánh giá kết thúc được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc thực hiện Chương trình (năm 2019, 2020) nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, lập báo cáo kết thúc Chương trình.

b) Quy trình theo dõi thực hiện Chương trình

- Việc theo dõi thực hiện sẽ thông qua các báo cáo. Chương trình sẽ triển khai đồng thời 02 loại báo cáo: báo cáo định kỳ được thực hiện theo mốc thời gian 6 tháng, hàng năm, giữa kỳ và kết thúc Chương trình; các báo cáo đột xuất sẽ được thực hiện tùy theo nhiêm vụ và yêu cầu cụ thể quản lý của từng thời kỳ, đối với từng hoạt động.

- Các cơ quan thực hiện các hoạt động báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động, các địa phương báo cáo tình hình triển khai hoạt động ở địa phương, gửi về Bộ LĐTBXH; bộ phận thường trực giúp việc sẽ tổng hợp tình hình, báo cáo Ban Chi đạo Chương trình.

- Tất cả các kết quả hoạt động và sản phẩm của Chương trình sẽ được viết thành các báo cáo, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan thực hiện Chương trình lưu giữ theo quy định.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016- 2020 (Trang 43 - 44)