2.1. Mục tiêu tổng quát:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn- vệ sinh lao động: xây dựng được chính sách hỗ trợ về huấn luyện, thông tin, tuyên truyền, giáo dục an toàn- vệ sinh lao động và bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; xây dựng cơ chế đóng, hưởng bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách bảo hộ lao động; ban hành kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn- vệ sinh lao động.
b) Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Giảm tần suất tai nạn lao động chết người so với giai đoạn 2011- 2015 đạt trên 25% đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và trên 10% đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; trên 80% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện, bệnh nghề nghiệp; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động;
c) Tăng thêm mới trên 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động , bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động; ít nhất 5 loại hình làng nghề áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong làng nghề;
d) Trên 90% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp quận huyện, phường, xã và trong các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn- vệ sinh lao động; trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế và an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn-vệ sinh lao động; trên 50% người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được hỗ trợ huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;
6
34
đ) Bảo đảm chất lượng, hoàn chỉnh giáo trình để đưa nội dung giảng dạy về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động vào các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề đạt 100% tại các trường, các cơ sở đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và trên 80% tại các trường chuyên ngành ít liên quan đến công tác an toàn - vệ sinh lao động;
e) Trên 10.000 hộ gia đình, 1.000 làng nghề7, 50% số người là thành viên hợp tác xã và 50% hội viên nông dân làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn - vệ sinh lao động;
g) Trên 80% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có tai nạn lao động nghiêm trọng thực hiện báo cáo tai nạn lao động; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý đúng theo quy định pháp luật.