Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 28)

Phần mềm Microsoft Exel 2003 được sử dụng để xử lý các số liệu như tổng đàn gia súc, gia cầm, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm, tỷ lệ bảo hộ đàn gia cầm.

Sự phân bố đàn gia súc, gia cầm theo địa lý ở huyện Châu Phú được vẽ bằng phần mềm Acrview 3.1.

Phương pháp xét nghiệm

* Chuẩn bị hồng cầu gà 10% và 0,5% - Chọn 2- 3 con gà khỏe mạnh.

-Lấy máu ở 2-3 con gà trộn lại khoảng 4-5 ml, có chất kháng đông. - Thêm một lượng tương đương PBS vào máu gà vừa lấy, lắc đều. - Ly tâm ở 1500 – 2000 vòng/phút khoảng 10 phút.

- Loại bỏ nước ở bên trên. - Rửa hồng cầu 3 lần sau đó

- Dùng phương pháp Micro Haematorit để đo tỷ lệ hồng cầu. -Dùng công thức: V1*C1 = V2*C2, để pha hồng cầu 10%.

Trong đó: - V1, C1 là thể tích và nồng độ hiện có. - V2, C2 là thể tích và nồng độ cần dùng. Từ hồng cầu 10%, áp dụng công thức trên để pha hồng 0,5%

Chuẩn độ kháng nguyên cúm gia cầm (Haemagglutination – HA) Số gia cầm được tiêm phòng (theo bệnh) Tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng (%) = ---x 100

Tổng số gia cầm của huyện

Số gia súc được tiêm phòng (theo bệnh) Tỷ lệ gia súc được tiêm phòng (%) = --- x 100

18

Nguyên lý: Trên bề mặt virus cúm có cấu trúc kháng nguyên

Haemagglutination có khả năng kết hợp với các thụ thể trên bề mặt hồng cầu của các loại gà, ngỗng, ... làm ngưng kết các loại hồng cầu này. Cách tiến hành:

Chọn 3 hàng 12 giếng trong đĩa microplate, có ký hiệu A, B, C. Cho 25 µl PBS vào giếng 1 đến giếng 12

Cho 25 µl kháng nguyên vào giếng B1 và C1.

Dùng micropipet trộn đều ở giếng B1 và C1, lấy từ 25µl từ giếng B1 và C1 chuyển sang B2 và C2, trộn đều, tiếp tục cho đến giếng B12 và C12, ở B12 và C12 bỏ đi 25 µl.

Thêm 25 µl PBS vào tất cả các giếng.

Thêm 50 µl hồng cầu 0,5% vào tất cả các giếng, lắc nhẹ bằng tay. Ủ ở 40C trong 30 – 45 phút.

Đọc kết quả: Hiệu giá kháng nguyên – một đơn vị ngưng kết hồng cầu (1 HAU) – là độ pha loãng cao nhất có 100% hồng cầu ngưng kết. Kết quả chỉ được ghi nhận khi hồng cầu ở hàng đối chứng hồng cầu hoàn toàn không ngưng kết.

Chuẩn bị dung dịch kháng nguyên 4 đơn vị (4 HAU) Nguyên lý

Một số loại virus như virus cúm gia cầm, virus newcastle có đặc tính ngưng kết hồng cầu ở một số loại gia súc gia cầm. Khi gặp kháng thể đặc hiệu tương ứng thì virus sẽ bị kháng thể trung hòa, không còn virus để tiếp xúc với hồng cầu, do đó kháng thể đã ức chế gây ngưng kết hồng cầu của virus. Ngược lại nếu virus không gặp kháng thể đặc hiệu tương ứng sẽ không bị trung hòa bởi kháng thể và sẽ gây ngưng kết hồng cầu.

Tiến hành phản ứng HI

Cho 25 µl PBS vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng 96 giếng.

Cho 25 µl huyết thanh đã được hấp phụ vào các giếng của hai hàng A và B của đĩa phản ứng.

Dùng micropipet pha loãng mẫu huyết thanh bắt đầu từ hàng B đến hàng H với thể tích 25 µl, loại bỏ 25 µl sau khi pha loãng đến hàng cuối cùng của đĩa phản ứng.

Cho 25 µl kháng nguyên 4 đơn vị vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng, trừ hàng đối chứng huyết thanh (hàng A).

Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút..

Cho 50 µl hồng cầu gà 0,5% vào tất cả các giếng của đĩa phản ứng. Ủ ở nhiệt độ 40C trong 45 phút tiến hành đọc kết quả.

Đọc kết quả: Hiệu giá kháng thể kháng virus cúm gia cầm trong mẫu huyết thanh là độ pha loãng cao nhất của mẫu huyết thanh có hiện tượng ức chế ngưng kết hồng cầu gà 100%.

20

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Sơ lược về huyện Châu Phú

Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đường ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 29.176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh.

Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ ở An Giang nói chung và ở Châu Phú nói riêng diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã-hội và đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, lũ cũng mang lại một nguồn lợi lớn cho người dân nơi đây. Mùa lũ đã tạo điều kiện để người dân trong huyện có thêm thu nhập thông qua các hoạt động như đánh bắt-nuôi trồng thủy sản.

Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú tỉnh An Giang. (http://img.khudothimoi.com/images/dulieu/509/ban-do-an-giang.jpg)

4.2 Tình hình chăn nuôi từ năm 2011 đến 2013

4.2.1 Tổng đàn gia cầm của huyện theo năm

Ở Châu Phú, chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà và vịt. Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện cũng khá phát triển, có số lượng gia cầm đứng hàng thứ 4 trong tỉnh chỉ đứng sau huyện Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn. Cả tỉnh có 9 huyện và 2 thành phố (Cục thống kê tỉnh An Giang năm 2009- 2011). Ngoài ra còn có nuôi cút, bồ câu,… nhưng số lượng chưa nhiều. Số lượng gà và vịt của huyện từ năm 2011-2013 được thể hiện trong bảng 4.1 Bảng 4.1 Tổng đàn gia cầm tại huyện Châu Phú từ năm 2011 -2013

Gia cầm Vịt Năm Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2011 57.600 15,23 320.714 84,77 2012 47.295 11,06 380.466 88,94 2013 24.441 12,73 167.488 87,27

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy, từ năm 2011- 2012 số lượng và tỷ lệ gia cầm không biến động nhiều. Nhìn chung, số lượng và tỷ lệ đàn vịt cao hơn so với gà. Điều này có thể là do điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều đồng ruộng thích hợp với việc nuôi vịt chạy đồng, tận dụng điều kiện này người dân đầu tư phát triển đàn vịt để hạn chế chi phí thức ăn. Đàn vịt năm 2012 cao hơn 2011 có thể do người dân xã tái đàn sau mùa gặt và gần đây có một số hộ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, từ đó người chăn nuôi thấy được nuôi theo hình thức này đem lại hiệu quả kinh tế và làm cho nguồn thu nhập tăng nên đẩy mạnh chăn nuôi. Cụ thể, đàn vịt năm 2011 với số lượng 320.714 con chiếm 84,77%, đến 2012 với số lượng 380.466 con chiếm 88,94%, tăng 59.752 con. Trên gà chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ. Tổng đàn gà luôn thấp hơn đàn vịt, chỉ chiếm 1/6 so với vịt vì gà được nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình, với số lượng ít chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình. Trong thời gian gần đây Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang kết hợp Trạm khuyến nông huyện Châu Phú triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học ứng dụng đệm lót lên men tại nông hộ Nguyễn Đức Thành, xã Mỹ Đức và áp dụng cho gần 40 hộ khác của 2 xã Mỹ Đức và Khánh Hòa, mô hình này giúp người chăn nuôi nâng cao được số lượng đàn gà, khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường và tận dụng khoảng trống sân vườn để cải thiện tạo thêm thu nhập ổn định gia đình. Cụ thể,năm 2011 số lượng gà là 57.600 con chiếm 15,23% tổng đàn gia cầm. Năm 2012 với số lượng là 47.295 con chiếm 11,06% giảm 10.305 con so với năm 2011, vào năm 2011 các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ xảy ra dịch nên làm ảnh hưởng tâm lý người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái

22

đàn cho năm 2012. Năm 2013, chỉ điều tra 6 tháng đầu năm nên chưa tổng kết được tổng đàn toàn huyện.

4.2.2 Tổng đàn gia cầm phân bố theo xã từ năm 2011 đến 2013

Số lượng và tỷ lệ gia cầm của các xã trong huyện từ năm 2011-2013 được đánh giá qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Tổng đàn gia cầm phân bố theo xã từ năm 2011 đến 2013

(Trạm Thú Y huyện Châu Phú 2011- 2013) Năm 2011 2012 2013 Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) T.T Cái Dầu 5.859 1,55 4.395 1,03 3.987 2,08 Khánh Hòa 26.758 7,07 47.209 11,04 10.380 5,41 Mỹ Đức 24.715 6,53 24.211 5,66 15.994 8,33 Mỹ Phú 42.918 11,34 41.697 9,75 30.748 16,02 Ô Long Vĩ 62.298 16,47 87.405 20,43 31.557 16,44 Vĩnh Thạnh Trung 42.124 11,13 62.216 14,54 15.736 8,20 Thạnh Mỹ Tây 36.109 9,54 32.888 7,69 11.102 5,78 Bình Long 30.443 8,05 19.506 4,56 12.783 6,66 Bình Mỹ 36.342 9,61 20.049 4,69 13.223 6,89 Bình Thủy 6.738 1,78 10.291 2,41 4.011 2,09 Đào Hữu Cảnh 20.080 5,31 27.282 6,38 9.375 4,88 Bình Phú 22.213 5,87 32.792 7,67 19.357 10,09 Bình Chánh 21.697 5,74 17.820 4,17 13.946 7,27 TC 378.314 100 427.761 100 191.929 100

24

Từ kết quả bảng 4.2 nhận thấy sự phân bố đàn gia cầm của huyện tương đối đồng đều ở các xã chỉ trừ thị trấn Cái Dầu và xã Bình Thủy có số lượng đàn gia cầm ít vì T.T Cái Dầu chủ yếu là buôn bán và diện tích đất chăn nuôi hẹp còn xã Bình Thủy chủ yếu phát triển về thủ công. Số lượng gia cầm tập trung nhiều nhất ở xã Ô Long Vĩ vì xã này có vị trí địa lý thuận lợi cho chăn nuôi do xã nằm giữa hai con kênh lớn, còn có những cánh đồng lúa rộng lớn, chính vì vậy mà ngành chăn nuôi gia cầm trở thành truyền thống tại đây. Những xã còn lại trong huyện có số lượng và tỷ lệ gia cầm dao động từ 4% -10%.

4.2.3 Tổng đàn gia súc của huyện qua các năm

Ở Châu Phú, chăn nuôi heo khá phát triển, bên cạnh đó còn có đàn trâu, bò nhưng không phải là thế mạnh của huyện. Ngoài ra cũng có chăn nuôi dê, thỏ,… nhưng số lượng không đáng kể. Tổng đàn heo và bò từ năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tổng đàn gia súc của huyện 2011 – 2013

(Trạm Thú Y huyện Châu Phú 2011- 2013) Gia súc Heo Trâu bò Năm Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2011 15.091 69,18 6.724 30,82 2012 20.513 75,48 6.664 24,52 2013* 10.033 70,98 4.101 29,02

Ghi chú: * chỉ gồm 6 tháng đầu năm

Qua kết quả bảng 4.3, cho thấy được số lượng và tỷ lệ của heo cao hơn trâu, bò nên đàn heo được quan tâm đầu tư phát triển do vòng quay của heo ngắn và có thể tận dụng được những sản phẩm nông nghiệp như bắp, đậu,… hay những thức ăn thừa của gia đình vào chăn nuôi và thịt heo là nguồn thực phẩm chính của người tiêu dùng hiện nay. Còn đàn trâu bò số lượng cũng tương đối nhiều nhưng so với các xã khác trong tỉnh không phải là thế mạnh của huyện. Đàn bò của huyện chủ yếu được nuôi là do có chính sách và được sự hỗ trợ của Nhà nước cho người dân của vùng nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo. Từ kết quả bảng 4.3, cho thấy số lượng heo năm 2011 là 15.091 con đến năm 2012 là 20.513 con tăng 5.422 con, từ đó có thể nói do dịch bệnh không xảy nên người dân của huyện đầu tư phát triển cho đàn heo nhiều hơn. Đối với trâu, bò năm 2011 có 6.724 con đến năm 2012 có 6.664 con so với năm 2011 thì năm 2012 có giảm nhưng không đáng kể chỉ giảm 6,3%, tỷ lệ giảm không đáng kể và vẫn duy trì được số hộ nuôi vì được Nhà Nước hỗ trợ, khuyến khích nuôi bò, bên cạnh đó trung tâm khuyến nông thường xuyên mở lớp tập huấn chăn nuôi bò cho các hộ nông dân nghèo trong xã. Còn số lượng

gia súc năm 2013 thấp do chỉ điều tra 6 tháng đầu năm tuy nhiên tỷ lệ so với hai năm trước không chênh lệch nhiều.

4.2.4 Tổng đàn gia súc của huyện theo xã từ 2011-2013

Bảng 4.4 Tổng đàn gia súc của huyện phân bố theo xã từ 2011-2013

(Trạm Thú Y huyện Châu Phú 2011- 2013) Năm 2011 2012 2013 Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) T.T Cái Dầu 1.325 6,07 1.821 6,70 803 5,68 Khánh Hòa 3.655 16,75 3.655 13,45 1.508 10,67 Mỹ Đức 1.064 4,88 1.236 4,55 1.090 7,71 Mỹ Phú 1.460 6,69 2.430 8,94 1.254 8,87 Ô Long Vĩ 1.057 4,85 1.650 6,07 560 3,96 Vĩnh Thạnh Trung 2.319 10,63 3.410 12,55 1.241 8,78 Thạnh Mỹ Tây 2.215 10,15 2.397 8,82 1.198 8,48 Bình Long 1.022 4,68 1.358 5,00 1.082 7,66 Bình Mỹ 2.027 9,29 2.281 8,39 1.347 9,53 Bình Thủy 2.702 12,39 2.358 8,68 1.484 10,50 Đào Hữu Cảnh 1.103 5,06 1.825 6,72 1.003 7,10 Bình Phú 1.220 5.59 1.960 7,21 1.025 7,25 Bình Chánh 646 2,96 796 2,93 539 3,81 TC 21.815 100 27.177 100 14.134 100

Từ số liệu bảng 4.4, cho thấy tình hình chăn nuôi từ năm 2011-2012 không có sự khác biệt nhiều. Năm 2011 có số lượng là 21.815 con đến năm 2012 có 27.177 con tăng 5.362 con. Qua ghi nhận từ trạm thú y huyện, số lượng gia súc tăng là do số hộ nuôi tăng. Mặc dù, năm 2013 chỉ điều tra 6 tháng đầu năm nhưng số lượng gia súc tương đối cao, không có sự chênh lệch nhiều so với 2 năm trước. Sự phân bố đàn gia súc ổn định, khá đều ở các xã. Trong đó, xã Khánh Hòa có số lượng và tỷ lệ cao nhất qua 3 năm do xã này có truyền thống, tập quán chăn nuôi lâu đời và được nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người dân. Còn thị trấn Cái Dầu có tỷ lệ thấp do Cái Dầu nằm trong vùng đô thị nên chăn nuôi bị hạn chế. Đối với xã Bình Chánh có tỷ lệ nuôi thấp nhất qua các năm khảo sát, số lượng chỉ bằng 1/2 so với các xã khác do nơi đây chủ yếu phát triển về nuôi trồng thủy sản. Các xã còn lại thì ổn định qua các năm.

4.3 Tình hình tiêm phòng trên gia súc, gia cầm

4.3.1 Những bệnh được tiêm phòng ở gà

Bệnh trên gia cầm có nhiều bệnh. Trong đó cúm gia cầm, Gumboro và Newcastle được quan tâm hàng đầu vì 3 bệnh này gây thiệt hại nặng cho gia cầm. Qua ghi nhận thực tế từ trạm thú y huyện tỷ lệ tiêm phòng 3 bệnh được tổng hợp ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Các bệnh được tiêm phòng ở gà từ 2011- 2013

(Trạm Thú Y huyện Châu Phú 2011- 2013)

Số lượng gia cầm

Cúm gia cầm Gumboro Newcastle

Năm Tổng đàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2011 57.600 54.449 94,53 3.320 5,76 3.420 5,94 2012 47.295 43.412 91,79 3.015 6,37 3.080 6,51 2013 24.441 15.657 64,06 1.675 6,85 1.090 4,46

Từ kết quả bảng 4.5, cho thấy tỷ lệ tiêm phòng cúm ở huyện trong hai năm từ 2011-2012, đạt tỷ lệ cao trên 90%. Do cúm gia cầm gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên rất được sự quan tâm phối hợp của người dân và dịch cúm còn lây lan sang người. Bên cạnh còn được sự hỗ trợ của Nhà nước và được trạm thú y triển khai tiêm phòng đến người dân nên có nhiều thuận lợi trong công tác tiêm phòng. Riêng 2013 chỉ thống kê 6 tháng đầu năm nhưng tỷ lệ tiêm phòng cũng đạt trên 60%. Tiêm phòng vaccine là tạo miễn dịch chủ động

Một phần của tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi trên gia súc, gia cầm và công tác tiêm phòng tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)