PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên giỏi tiểu học (Trang 31 - 36)

9. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học trong giai đoạn mới. Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, từ những kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Để thực hiện tốt chương trình Tiểu học hiện tại, tạo bước đột phá cho chất lượng giáo dục Tiểu học thì khâu then chốt là phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Tiểu học, bởi việc xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng được xem là “một nút bấm tạo sự chuyển biến cho cả hệ thống giáo dục quốc dân”.

- Trường tiểu học cần tích cực, chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, bởi đây là lực lượng cốt cán trong các đợt bồi dưỡng, vừa làm bộ phận nòng cốt trong quá trình triển khai chương trình sách giáo khoa. Thực tiễn trong quá trình giảng dạy cho thấy nơi nào tích cực xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, nơi ấy sẽ chủ động đón đầu những thay đổi và có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành.

- Đội ngũ quản lí giáo dục, quản lí nhà trường Tiểu học là nhân tố quan trọng hàng đầu để hoạt động giáo dục, quản lí nhà trường Tiểu học đạt được mục tiêu và có hiệu quả cao.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra, mà mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện nhân các học sinh Tiểu học. BGH nhà trường phải làm tất cả 4 khâu (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,

chỉ đạo, kiểm tra). Với công tác này, đề tài này mới chỉ nêu lên những cơ sở lí luận

về tổ chức chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của người CBQL trường Tiểu học. Đồng thời cũng tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học của BGH trường Tiểu học Tam Hồng 1.Qua đối chiếu lí luận và thực tiễn, đề tài đã rút ra được những biện pháp cơ bản sau nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học. + Biện pháp về nội dung.

+ Sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp và các hoạt động bồi dưỡng giáo viên khác. + Bồi dưỡng giáo viên kết hợp chặt chẽ với bồi dưỡng cán bộ quản lí và bồi dưỡng nhân viên nghiệp vụ.

+ Bồi dưỡng cần tính đến yếu tố đặc thù của địa phương. + Tăng cường tính thực hành trong phương pháp bồi dưỡng.

+ Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong và sau mỗi đợt bồi dưỡng. + Tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

2. Kiến nghị:

Mặc dù điều tra và nghiên cứu ở một số trường và tham khảo ý kiến của một số Hiệu trưởng trường Tiểu học, một số biện pháp nêu trên bước đầu đã khẳng định đề tài đã đi đúng hướng và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục Tiểu học mới. Tuy nhiên để việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có hiệu quả hơn, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

*Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Ban hành các văn bản dưới luật mang tính cập nhật với đời sống xã hội một cách kịp thời.Cung cấp sách báo, tài liệu, được tham gia nghiên cứu học tập thường

xuyên... đây là tiền đề, điều kiện quan trọng tác động lớn đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn cần có sớm hơn để việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu đạt hiệu quả cao.

Quan tâm hơn nữa về chế độ chính sách đối với giáo viên , đạc biệt với giáo viên giảng dạy ở vùng đặc biệt khó khăn.

*Với Sở, Phòng

Cần thường xuyên nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Có biện pháp khuyến khích, động viên, khen, chê kịp thời và tạo điều kiện để họ làm tốt, làm thường xuyên việc bồi dưỡng, mặt khác, coi trọng việc tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, sơ kết đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác này.

Ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến giáo dục một cách kịp thời,

hợp với thực tế hiện tại của xã hội để không gây khó khăn cho các đơn vị giáo dục cấp cơ sở.

Bổ sung kinh phí, ngân sách cho các nhà trường. Đặc biệt ngân sách nên để cho các nhà trường chủ động mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, , tránh tình trạnh “thừa mà vẫn thiếu”như hiện nay.

Có thêm một số chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lí giỏi. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí được tham gia thực tế trong và ngoài tỉnh để giao lưu và học tập những điển hình tiên tiến.

Cần bố trí đủ giáo viên ngay từ đầu năm học, đặc biệt là ở những vùng miền núi rẻo cao đặc biệt khó khăn.

*Với trường

BGH nhà trường mà đặc biệt là người Hiệu trưởng phải thực sự là mối liên kết giữa nhà trường với cộng đồng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Người trực tiếp phụ trách công tác chuyên môn phải làm tốt công tác tham mưu trong BGH, chủ động đưa ra những chủ trương, những hình thức, biện pháp bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với thực tế nhà trường.

Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh thư viện, trang bị thêm đầu sách, máy vi tính, đầu chiếu, kết nối mạng để giáo viên có điều kiện tiếp cận thông tin mới nâng cao nghiệp vụ sư phạm.

Tam Hồng, ngày 18 tháng 4 năm 2012

Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Dương Thị Liên

PHỤ LỤC

Biểu 1: Tuổi đời đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Tam Hồng 1

Năm học Tổng số giáo viên Trên 30 tuổi Dưới 30 tuổi Nam Nữ Người địa phương Người ngoài địa phương Ở tập thể 2010 - 2011 30 26 4 2 28 23 7 0 2011 - 2012 31 26 5 2 29 26 5 0 2012 - 2013 31 25 6 2 29 24 7 0

Biểu 2: Tuổi nghề đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Tam Hồng 1 qua một số năm

Năm học Tổng số giáo viên Dưới 5 năm Từ 5 - 10 năm Từ 11 - 20 năm Từ 21 - 30 năm Trên 30 năm 2010 - 2011 30 0 8 11 7 4 2011 - 2012 31 1 7 8 13 2 2012 - 2013 31 1 10 11 5 3

Năm học Tổng số

giáo viên Nam Nữ

Hệ đào tạo

Đại học Cao đẳng 12 + 2

2010 - 2011 30 2 28 8 18 4

2011 - 2012 31 2 29 10 21 0

2012 - 2013 31 2 29 14 17 0

Biều 4: Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Tam Hồng 1

Xếp loại CM Năm học

TS giáo viên

Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt

yêu cầu

TS % TS % TS % TS %

2010 - 2011 30 16 53,3 13 36,7 2 6.7 1 3,3

2011- 2012 31 17 54,9 13 41,9 1 3.2 0

2012 - 2013 31 19 64,5 11 35,5 0 0

Biểu 5: Số giáo viên giỏi các cấp của trường trong những năm qua

Danh hiệu Năm học

Tổng số giáo viên

Giáo viên giỏi cấp trường

Giáo viên giỏi cấp huyện

Giáo viên giỏi cấp tỉnh

2009 - 2010 30 5 4 2

2010 - 2011 31 8 6 1

2011 - 2012 31 6 6 1

1.T T T Năm học TS HS Lê lớp

thẳng Lưu ban Thi lại

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên giỏi tiểu học (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w