viên khác nhau.
Qua nghiên cứu và thực tiễn của nhà trường, tôi đã đề nghị và đã thống nhất với Hiệu trưởng trong hè 2013 này cần làm tốt một số vấn đề sau:
5.1. BGH nhà trường thực sự chú trọng trong việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
- Tự bồi dưỡng là phẩm chất không thể thiếu với mỗi giáo viên.
- Quá trình tự bồi dưỡng của người giáo viên thực sự diễn ra khi họ có trong tay văn bản chương trình và sách giáo khoa mới. Lúc đó giáo viên sau khi nghiên
cứu yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình, sách giáo khoa sẽ phát triển những gì họ cần, tự học bù đắp về kiến thức và về kĩ năng dạy học.
5.2. Đa dạng hoá các phương thức bồi dưỡng
Cần đa dạng hoá các phương thức bồi dưỡng và tạo ra sự phối kết hợp, hỗ trợ bổ sung giữa các phương thức bồi dưỡng dựa trên một kế hoạch quản lí tổng thể.
- Tăng cường bồi dưỡng trong hè và bồi dưỡng trong năm học. Đặc biệt là bồi dưỡng trong năm học bởi nó diễn ra liên tục, có tính thực tiễn cao, lôi cuốn đông đảo giáo viên tham gia và có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ rất hiệu quả. Bồi dưỡng trong năm học bao gồm:
- Bồi dưỡng theo các chuyên đề phục vụ chương trình và kế hoạch dạy học. - Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn do Sở, Phòng tổ chức.
- Bồi dưỡng thường xuyên hàng ngày, hàng tuần ở trường thông qua các hoạt động của môn của tổ, nhóm, khối.
- Bồi dưỡng thêm về tiếng Anh, tin học, hệ thống hoá và phổ biến hệ thống từ vựng tiếng Việt phục vụ giảng dạy, phục vụ công tác xã hội hoá giáo dục.
- Phối kết hợp vừa tổ chức theo cụm trường, theo nhóm giáo viên cùng dạy một môn hoặc một khối lớp. Đặc biệt cần chú trọng phối kết hợp giữa các hoạt động bồi dưỡng của tập thể nhóm chuyên môn với hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong một môi trường thi đua học tập lành mạnh, thường xuyên.
5.3. Hoạt động hỗ trợ của các tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở bao gồm các giáo viên dạy cùng một khối lớp. Trong tổ thường các giáo viên đa dạng về trình độ( Cao đẳng, Đại học), về năng lực (dạy giỏi, dạy khá, dạy trung bình, thậm chí có cả dạy yếu). Do đó, các tổ chuyên môn có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ từng giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm dạy chương trình, sách giáo khoa. Sự giúp đỡ của tổ chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt tổ, dự giờ rút kinh nghiệm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm...
5.4. Đổi mới hoạt động bồi dưỡng đổi mới PP dạy học của giáo viên
Đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng trong nhà trường quá trình bồi dưỡng dành nhiều thời gian cho việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và thực hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của giáo viên. Mỗi giáo viên trước khi đến lớp đều phải nghiên cứu trước sách giáo khoa, sách giáo viên mới để đề xuất thắc mắc hoặc nội dung bồi dưỡng. Dành nhiều thời gian cho công tác thực hành.
5.5. Sử dụng băng hình, băng tiếng phục vụ giảng dạy SGK mới (trong chương trình thay sách năm 2000)
Nhà trường cần phải được trang bị đầy đủ hệ thống vi tính, máy chiếu, các loại băng hình, băng tiếng, các phần mềm dạy toán và Tiếng việt cho giáo viên có điều kiện tiếp cận, học tập.
SƠ ĐỒ CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
[