cho CBCC và tổ chức, công dân.
Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật nói chung và CCHC ở xã nói riêng để họ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tránh được những thiếu sót không đáng có khi tham gia phối hợp thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, tiến tới “một cửa liên thông” hiện đại đang được thực hiện tại địa phương, kịp thời phản ánh những biểu hiện quan liêu, hách dịch, những nhiễu của cán bộ, công chức; nâng cao ý thức của họ trong việc đấu tranh chống tiêu cực trong việc giải quyết hồ sơ hành chính và công việc của người dân của CB, CC. Thường xuyên tổ chức các buổi lấy ý kiến, điều tra xã hội học cụ thể về mức độ hài lòng và ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện tổ chức.
cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp trên cơ sở phương hướng rõ ràng. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nêu trên thì cần phải có sự quyết tâm và sự chuẩn bị kĩ lưỡng của toàn thể lãnh đạo cũng như của đội ngũ CB, CC và nhân dân địa phương về mọi mặt phối hợp hành động cùng hướng tới mục đích chung là đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, công dân khi giải quyết công việc.
3.2. Kiến nghị
CCHC là một chủ trương, một Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ. Do đó cần phải tiếp tục và thường xuyên tuyên truyền phổ biến Chương trình CCHC theo tinh thần Quyết định 27/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 của UBND huyện Phù Cát giai đoạn 2011-2015 và các văn bản hướng dẫn của tỉnh để mọi CB, CC, viên chức và nhân dân hiểu được vị trí, vai trò, yêu cầu nội dung công tác CCHC của xã. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc trong mỗi CB, CC, nhận thức đúng đắn về việc sắp xếp hợp lý hóa công việc của cơ quan có liên quan đến CCHC.
- Đối với UBND xã Quảng Bình nên quan tâm hơn nữa trang thiết bị phục vụ công tác CCHC, cần lưu ý nơi tiếp dân nên thoáng mát hơn, có bàn ghế, trà nước cho nhân dân, có tủ sách pháp luật và báo chí để công dân tìm đọc trong thời gian chờ đợi.
- Đối với huyện và tỉnh thương xuyên tập huấn và đào tạo cho cán bộ chuyên môn phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nội dung tập huấn:
* Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức * Kỹ năng máy tính cơ bản.
* Kỹ năng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
- Hỗ trợ kinh phí để phục vụ mua sắm trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
KẾT LUẬN
CCHC ở xã Quảng Bình trong những năm qua đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, mặc dù còn một số khó khăn, vướng mắc nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên... Công tác đẩy mạnh cải CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước ở xã Quảng Bình đã đạt được những kết quả to lớn trên các lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, cải cách tài chính công và hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Thủ tục hành chính đã được rà soát và đơn giản hóa, thông thoáng hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính. Chính điều đó, đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã góp phần tích cực thúc đẩy KT- XH ở Tỉnh nói chung và xã Quảng Bình nói riêng phát triển ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại, những thành công hạn chế này chỉ dừng lại ở báo cáo nội bộ trong cơ quan và trong Tỉnh, mà chưa được nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn . Do đó, việc nghiên cứu khoa học và đề xuất cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Quảng Bình là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở nhìn nhận khách quan những mặt còn hạn chế, yếu kém và tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của thực trạng nêu trên, vận dụng những lý luận về cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại, em đề xuất những giải pháp đồng bộ để hiệu quả cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã Quảng Bình được nâng lên, phát huy được những tiềm năng về KT-XH vốn có của địa phương, góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự quản lý của
Tóm lại, việc giải quyết những vấn đề nan giải về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của UBND xã Quảng Bình nói riêng và của cả nước nói chung hiện nay mà trước đây nghị quyết 38/CP năm 1994 của Chính phủ được coi là khâu đột phá, thì ngày nay vẫn còn là lô cốt để tiếp tục đột phá. Giải pháp tốt nhất là phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến CCHC cả về thể chế, bộ máy, cơ chế hoạt động, xây dựng đội ngũ CB,CC, tài chính, lương bổng,… chỉ có thể giải quyết thành công một công việc, nếu như đặt nó trong tổng thể những vấn đề cần giải quyết./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước – Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Hà Nội 2013.
1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ.
4. Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện về CCHC, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2017.
5. Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 của UBND huyện Quảng Xương về việc ban hành kế hoạch CCHC giai đoạn 2011-2015.
6. Khoa văn bản và công nghệ hành chính- Giáo trình thủ tục hành chính. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội- 2007
7. Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN ngày 25/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính Nhà nước.