Sự ý thức sâu sắc về công danh, tài năng và giá trị bản thân

Một phần của tài liệu Cái ngông trong thơ tản đà (Trang 26 - 38)

bản thân

Nói về công danh, sự nghiệp, không ít lần Tản Đà khẳng định cái chí khí của phận làm trai. Với ông, nam nhi đứng trong trời đất phải đứng ra gánh vác việc đời, phải làm sao cho xứng đáng là bậc anh hào:

Thân nam tử đứng trong trần thế. Cuộc trăm năm có dễ ru mà Có đời mà đã có ta, Sao cho thân thế không là cỏ cây.

(Đêm đông hoài cảm)

Ông cho rằng một khi đã sinh ra trên đời thì phải sống sao cho hơn đời, khác đời để không dễ úa tàn như cỏ cây.Những câu thơ như lời khẳng định đầy dứt khoát, thể hiện được một cá tính thật mạnh mẽ của người trai trong xã hội. Ông cũng coi phận nam nhi trước hết phải trả được cái nợ tang bồng vì đó là ý chí phấn đấu, là

Phận nam nhi tang bồng là chí, Chữ “trượng phu” ý khí nhường ai, Non sông thề với hai vai,

Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.

(Xuân sầu)

Quan niệm về chí làm trai đã minh chứng cho một cá tính độc đáo của Tản Đà.Thi sĩ không chỉ nói về bổn phận của “thân nam tử” mà là đang tự nói với chính mình, tự hứa với lòng mình. Không phải ai cũng có dũng khí dám đưa tay, ngẩng mặt lên trời mà thề với non sông, đất nước. Ta như thấy được một dáng vẻ hiên ngang nếu không nói là ngang tàng của thi nhân giữa trời đất. Đó là thái độ coi trọng bản thân mình, là nhu cầu phơi trải lòng mình một cách nhiệt thành nhất. Vì luôn trọng chí khí, trách nhiệm mà Tản Đà cho rằng những người thất thế trong cuộc đời không phải là những người tầm thường mà chỉ là: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Thăm mả cũ bên đường). Ông không ngần ngại đề cao cái tôi cá nhân của mình, khẳng định tài năng và chí khí của phận người trai trong xã hội. Có thể vì do sự kìm kẹp của xã hội mà cái chí ấy bị che lấp đi, bị vùi dập đi, là một khí khí uất nhưng có thể vùng dậy bất cứ lúc nào.

Có khi, ông phê phán một cách thẳng thắn những kẻ yếu hèn, chịu luồn cúi, không có cái dáng vẻ thanh cao, ngang tàng của bậc trượng phu. Không những lên tiếng chỉ trích, ông còn thể hiện được nỗi sầu vô hạn của mình trước một hiện tượng xã hội nhức nhối, đau lòng của đất nước trong thời loạn lạc:

Chắp tay rồi lại cúi đầu Nghĩ cơn sầu ấy ai sầu chăng ai!

Thế mà cũng kiếp làm trai

Con Hồng cháu Lạc cũng nòi giống ta. (Trai thời loạn)

Cái dáng vẻ đớn hèn ấy thật đáng xấu hổ. Tản Đà mỉa mai, châm biếm sâu say và còn khinh thường những kẻ chịu nỗi nhục chắp tay, cúi đầu. Đã không còn vẻ hiên ngang, phi thường mà thay vào đó là sự sợ sệt, run rẩy. Tản Đà không hề giấu giếm cũng chẳng hề nói giảm nói tránh mà ông ném thẳng vào mặt những kẻ ấy ánh mắt coi thường cùng sự giận dữ tột độ.Chính điều này cũng nói lên được tính cách ngang tàng, phóng túng của ông.

Cái ngông ở đây được nói đến còn là cái ngông của một con người tài năng, hiểu đời, hiểu mình, bản lĩnh tự tin để khẳng định cái tài năng đó với cuộc sống trần thế. Tản Đà là nhà thơ sinh ra vào thời mà cái mới bắt đầu nảy sinh nhưng cái phong kiến cổ truyền còn rất nghiêm khắc cho nên cái ngông không đúng lúc sẽ bị coi như là quá tự đắc về mình nhưng với cái ngông rất lạ và rất riêng Tản Đà lại được người đời chấp nhận và đề cao. Trong bài thơ “ Hầu trời” lấy lí do đi hầu trời nhưng thực chất đó là cái cớ để Tản Đà khẳng định tài năng bản thân và bộc lộ quan điểm mới mẻ của ông về nghề viết văn, qua đó thấy được cái cái tôi đầy cá tính và bản lĩnh mà ta không nhầm lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác- đó là một kiểu ngông rất mới và độc đáo của một nhà nho đang sống ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.

Như lời Tản Đà giới thiệu, lý do ông được lên chốn thần tiên là vì tài năng, tiếng ngâm của ông vang cả dòng sông “ Ngân Hà” rộng lớn và bao la, tiếng ngâm không chỉ dừng lại tại con sông vũ trụ ấy mà còn vọng vào chốn thiên cung làm Trời kia phải mất ngủ

_Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà Làm trời mất ngủ, Trời đương mắng Có hay lên đọc, Trời nghe qua

Đó là một sự tượng tưởng nhưng trên cái nền tượng tưởng đó Tản Đà thể hiện thật những suy nghĩ, quan điểm về cái tôi của mình.Ông muốn không chỉ thế gian thấy được tài năng ấy mà ngay cả trời cao vờn vợn nghe danh và mời lên thể hiện.Lên trời để nhà thơ tự giới thiệu về mình, giới thiệu đầy đủ tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp và các tác phẩm sắp in và hơn nữa là khẳng định tài năng của mình.

Hơn ai hết Tản Đà hiểu được cái may mắn hiếm có khi được lên trời, nên ông không ngần ngại kể hết những tài năng văn chương của mình một cách rất tự tin:

Dạ bẩm lạy trời con xin đọc Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lí lại văn chơi Đương con đắc ý đọc đã thích Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn

Đó lài cái ý thức về tài năng của mình_ tài đọc giỏi, tài hiểu biết rộng, đọc nhiều “ văn vần, văn xuôi, văn thuyết lí, văn chơi”. Cái đắc ý có được vì ông nhận thấy mình thật sự tài giỏi, tự tin cất giọng một cách hiên ngang, dõng dạt càng về sau càng trở nên cao hứng đọc hết loại này rồi đến loại khác trước mặt Trời và các Chư hầu. Cái ngông của ông bắt nguồn từ cái tôi vì cái tôi hiểu rất rõ bản thân mình tài

giỏi, tài giỏi mới được lên chốn thiên đường ( cái chốn mà mấy người hạ giới được lên) và lên đó không nhằm mục đích du ngoại mà để thể hiện cái tài năng hơn người đó.

Sẵn đây Tản Đà giới thiệu luôn Bẩm con không dám man cửa Trời Những áng văn con in cả rồi Hai quyển Khối tình văn thuyết lí Hai Khối tình con là văn chơi

Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết Đài gương, Lên sáu văn vị đời

Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch Đến quyển Lên tám nay là mười Nhờ Trời văn con còn bán được Chửa biết con in ra mấy mươi?

Tản Đà kể những tác phẩm sắp in thành sách, qua đó Tản Đà muốn khoe với Trời về khả năng sáng tác thiên bẩm của mình , ta thấy sáng tác của ông gồm có “ áng văn, văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời, văn dịch.”

Đọc thơ của ông ngay cả Trời cũng mê say, thích thú, tán thưởng:

Văn dài hơi tốt ran cung mây Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.

Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong một bài cùng vỗ tay.

Lời của Trời khen cũng chính là ông đang tự khen mình, ông nhận thấy tài năng văn thơ của mình quá hay đến nỗi lên đến mấy tầng mây. Ngay cả Trời_ người nắm giữ quy luật của tạo hóa, cái tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá về cái hay cái đẹp chắc chắn sẽ rất cao khác hẳn với người trần thế , thế nhưng khi nghe Nguyễn Khắc Hiếu đọc thơ lại khiến Trời cũng lấy làm hay. Còn Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày của rồi Song Thành, Tiểu Ngọc dường như không chú ý việc gì ngoài việc lắng nghe, đọc hết một bài tất cả đều vỗ tay. Hành động vỗ tay cho ta thấy Tản Đà rất có ý thức trong việc coi trọng giá trị tài năng của mình và hơn tài năng của ông đã được thực sự công nhận thành những giá trị. Văn dở, thơ nhàm thì làm sao thu hút được người nghe huống gì đây là cửa trời. Cái tôi trong việc thể hiện tài năng càng trở nên ngông hơn sau nhận được sự cổ vũ, nghe qua lời nhận xét của Trời thể hiện sự đánh giá tài năng văn thơ của mình

Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt! Văn trần được thế chắc có ít

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hung mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

Có nhà thơ nào lại dám tự tin nói về cái hay, cái đẹp của thơ mình như thế , lúc này cái tôi về tài năng của Tản Đà trỗi dậy mạnh nhất bởi Văn phong của ông được so sánh bằng những sự vật tinh túy, đẹp đẽ nhất trong trời đất, lời văn trau chuốt sáng đẹp như sao băng, khí văn có lúc hùng mạnh nhanh như mây chuyển nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng dịu êm như làn gió thoảng, tinh tế trong ngôn từ như làn sương sớm ban mai… văn thơ như thế quả thật như Trời nói “ trần gian chắc có ít” bởi nó hội tụ đầy đủ tất cả cái hay, cái đẹp, cái độc đáo mà người thường khó có được. Ông rất tự tin trong việc đưa ra lời nhận xét về chính bài thơ của mình_cái ngông về bản thân càng trở nên cao hơn và cũng bạo mạnh hơn. Tản Đà yêu thơ văn đem hết tình cảm vào cộng với tài năng thiên bẩm của mình tạo nên giá trị đặc biệt đa dạng về thể loại và giọng điệu.

Cái tôi của ông còn được biểu hiện qua việc ông luôn chuyên tâm sáng tác. Cái tôi càng trở nên quyết liệt khi Tản Đà khẳng định là nhà thơ chuyên nghiệp trong nền văn học Việt Nam bởi chính ông là người đầu tiên lấy công việc sáng tác thơ làm nghề chính “ mang văn chương ra bán phố phường”, ông chỉ sáng tác chứ không làm bất cứ một ngành nào khác, nhận thức được điều đó nên ông luôn luôn khát khao phấn đấu vươn đến những gì đẹp nhất vào trong những vần thơ.

Cái ngang tàng về tài năng của mình còn trở nên ngông hơn khi ông muốn gánh áng thơ văn lên chợ Trời bán nhằm để cho tất cả mọi người trên cung đình biết đến thơ văn của ông :

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn Anh gánh lên đây bán chợ Trời!

Có quá ngông cuồng không? nhưng chắc có lẽ tài năng của Tản Đà con người trần thế chưa thật sự hiểu hết nội dung và giá trị của nó nên ông khát khao, muốn làm

Đà chỉ có Trời, Tiên mới hiểu hết cái hay, cái đẹp của thơ ông. Cái tôi, cái ý thức tài năng cần được biết đến và trân trọng lúc này trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ và có phần táo bạo.

Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật, quê quán, nghề nghiệp.Đó là cái ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Ta nhìn lại trong thời đại của Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền bởi bọn thực dân, con người ngày càng rơi tiền tài và chạy theo vật chất , Tản Đà tự giới thiệu về bản thân đó như là một cách biểu hiện của sự tự hào về dân tộc của mình.

Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á Châu và Địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.

Cái ngông còn được thể hiện khi Tản Đà tự nhận mình là người trời lo việc thiên lương của nhân loại:

Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ Dám xin không phụ Trời trông mong

Lúc này cái tôi ý thức về nhân cách của mình là rất lớn, tự nhận mình là người đem thiên lương đến trần thế để cải thiện cái xã hội đầy rẫy những bất công thối nát, chạy theo giàu sang danh lợi của bạc tiền mà cái tài, cái đẹp đã hoàn toàn bị nó và lu mờ và dần dần trở nên bị vùi lấp đi. Phải chăng ông muốn làm một sứ mệnh cao cả, để rồi ông lại chìm vào trong cõi mộng ảo với đời… nhưng cái mộng của ông là

cái mộng tích cực, cái tôi của ông là cái tôi chìm vào cõi mộng như thể hiện sâu sắc tư tương lắm lúc nó ngông đến lạ thường.

Cái tôi càng thể hiện rõ hơn khi chính ông thừa nhận mình là người có tính ngông

Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới vì tội ngông.

Tản Đà khẳng định lần nữa phong cách cái tôi của mình, cái tôi không bằng lòng trước thời cuộc, cái tôi chán ghét những bất công nơi trần thế .

Như vậy, cái nền tảng tạo nên cái ngông chính là do ý thức cá nhân. Và Tản Đà cũng như thế cái tôi cá tính bản lĩnh, muốn chứng tỏ tài năng giữa thực tế phụ phàng đã đưa ông thoát ly đến một cõi mộng để cái ngông đó được thể hiện mình và khẳng định mình.

Không những ý thức về tài năng, sự nghiệp của mình, Tản Đà còn bộc lộ cái ngông thông qua việc khẳng định một cách mạnh mẽ giá trị bản thân.Cái ngông ở đây được nói đến là cái ngông dựa trên khả năng mà mình có, nghĩa là chỉ những người tài mới đủ tự tin với cái tài năng vốn có của mình. Tự tin để khẳng định với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận và tôn trọng.

Có thể nói Tản Đà là một trong những nhà thơ, nhà văn mở đầu cho phong cách đem cái tôi, cái bản ngã cá nhân vào thơ văn.

Sông Đà núi Tản đúc nên ai

Thanh cao phô trắng một cành mai Bạc tiền gió thoảng: thơ đầy túi Danh lợi bèo trôi : rượu nặng vai Giáp Tuất giời sai tiên nữ xuống Thiên thu đặc cách cái xuân dài

Trong bài thơ “Tự vịnh” ông mượn hình ảnh của sông Đà, núi Tản để giới thiệu tên mình, điều này cho thấy rằng ông ví mình có tầm vóc ngang hàng với sông núi, ông nhận thức được giá trị của mình trong cuộc sống, trong xã hội. Mỗi vần thơ của ông là sự tự trào về phẩm chất và tài năng của mình.

Trần thế xưa nay được mấy người

Ông coi mình là một trong những người “hiếm” trong xã hội trước cũng như xã hội lúc bấy giờ.Đức tính “trung hiếu và thanh cao” ông đều có, điều đặc biệt là ông rất coi thường bạc tiền và danh lợi.Ông coi bạc tiền chỉ là “gió thoảng” và danh lợi chỉ là “bèo trôi”. Thời buổi nửa phong kiến lúc bấy giờ đồng tiền chi phối cuộc sống của con người nhưng ông lại coi thường cả danh lợi và bac tiền- đó là cái ngông của ông, ông khác người ở điều đó. Cái thời buổi người ta coi bạc tiền và danh lợi là vạn năng và có thể luồn lách, hạ nhục mình bằng mọi cách để có thể có những thứ đó.Nhưng Tản Đà, ông đặt giá trị của bản thân mình lên hàng đầu.Ông coi trung hiếu và thanh cao mới là ngọc ngà, là những điều đáng quý và bản thân ông đã có được phẩm chất đó.

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

Sông Đà núi Tản ai hun đúc Bút thánh câu thần sớm vãi vung Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh

Khuyên khuyên điểm điểm có hay không Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông. (Tự trào)

Trong bài thơ “Tự trào” ông lấy vùng đất Sơn Tây để nói đến cái vùng đấtã sinh thành ra mình. Cụm từ “nảy một ông” để nói rằng ông không phải là một người bình thường, mà là một bậc anh tài được trời đất ban tặng cho đời.

Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

Là một người tài giỏi, Tản Đà từ nhỏ đã tiếp xúc với Nho giáo. Theo hồi kí trong một bài thơ thì năm tuổi ông đã học ‘Tam tự kinh’, năm 6 tuổi ông đã học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ. Năm 10 tuổi ông đã biết làm câu đối, 11 tuổi biết làm thơ văn. Ông rất thích được làm văn, được anh trai hết lòng chỉ dẫn nên

Một phần của tài liệu Cái ngông trong thơ tản đà (Trang 26 - 38)