KẾT QUẢ CHẠY CHƯƠNG TRÌNH VẼ TÀU DU LỊCH VỎ GỖ

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm thiết kế mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa đặc trưng của khánh hòa (Trang 88)

3.4.1. Vẽ tàu Nha Trang 1

3.4.1.1. Vẽ đường hình tàu Nha Trang 1

Nhấp chuột vào menu phụ “Tau Du Lich Vo Go” để chạy phần mềm với giao diện như hình 3.35.

Hình 3.35 Giao diện phần mềm vẽ đường hình

Trên giao diện gồm các mục sau :

Mục “Chọn loại tàu thiết kế”: Mục này cho phép người dùng chọn loại tàu, gồm các loại tàu du lịch điển hình của Nha Trang hiện nay là: tàu du lịch 1,tàu du lịch 2, tàu du lịch 3.

Mục “chọn loại bản vẽ để xuất trên AutoCAD” : Nhấp chọn vào mục bản vẽ 2D hoặc 3D để xuất bản vẽ dưới dạng 2D hoặc 3D.

Nhấp chọn mục “Xuất tuyến hình” để xuất bảng tọa độ tuyến hình của tàu thiết kế và người dùng có thể đặt ở bất cứ vị trí nào trên bản vẽ.

chính của tàu thiết kế, bao gồm chiều dài lớn nhất Lmax, chiều rộng lớn nhất Bmax, chiều cao mạn H và chiều chìm T.

Nhập các tỷ số kích thước của tàu thiết kế: Mục này để người dùng nhập tỷ số các kích thước chính của tàu thiết kế.

Cần lưu ý là kích thước và tỷ lệ kích thước nhập vào phải là số thực dương và thỏa mãn yêu cầu về tỷ lệ kích thước đã nhập, nếu không chương trình sẽ báo lỗi như hình: 3.36; 3.37

Hình 3.36. Báo lỗi khi nhập sai kích thước

Kết quả khi chạy chương trình, trong trường hợp này là tàu du lich 1 sẽ vẽ được bản vẽ đường hình 2D với bảng tọa độ tuyến hình kèm theo (hình 3.38) .

Hình 3.39. Kết quả khi xuất tuyến hình 3D tàu Nha Trang 1 Xuất bảng tọa độ đường hình trên AutoCAD và Notepad.

Như đã biết, bảng tọa độ đường hình tàu thiết kế có ý nghĩa rất quan trọng nó được sửdụng để kiểm tra độ chính xác của bản vẽ đường hình và được dùng để tính toán các tính năng hàng hải của con tàu. Nhận thấy tầm quan trọng của bảng tọa độ đường hình chúng chúng tôi đã cung cấp cho phần mềm tính năng xuất bảng tọa độ đường hình tàu thiết kế.Việc xuất bảng tọa độ có thể thực hiện thông qua 2 cách khác nhau xuất trực tiếp trên vùng làm việc của phần mềm AutoCAD và xuất ra các file có đuôi “.txt”.Bảng tọa độ đường hình của tàu thiết kế nhận được bằng cách nhân các tọa độ điểm của đường hình tàu mẫu với các hệ số tỷ lệ đồng dạng theo các kích thước tương ứng của hai tàu. Tuy nhiên để xuất ra Notepad và AutoCAD cần chuyển số liệu từ số thực sang kiểu chuỗi và kết hợp với một số hàm của AutoLISP để có thể xuất trực tiếp sang AutoCAD hoặc Notepad.

Sau khi đường hình 2D được phần mềm thực hiện xong, theo mặc định sẽ xuất hiện hộp thoại xuất AutoCAD (hình 3.40).

Người dùng đồng ý sẽ có kết quả như hình 3.14: Hình 3.14 là kết quả xuất tuyến hình trên AutoCAD .

3.4.1.2. Vẽ cabin tàu Nha Trang 1

Thông số chính của cabin tàu thiết kế và thông số tàu cần nhập để xác định tọa độ điểm đặt cabin:

Chiều dài lớn nhấtLcbmax = 9,00 m

Chiều rộng lớn nhấtBcbmax=2,80m

Chiều cao mạn Hcbmax=3,20m

Chiều cao mạn tàuHttk =1,7 m

Chiều dài tàuLttk =10,27m

Hình 3.42. Tàu Nha trang 1 sau khi chèn cabin ở khung nhìn 3D

3.4.2. Vẽ tàu Nha Trang 2

3.4.2.1. Vẽ đường hình tàu Nha Trang 2

Thông số chính tàu thiết kế

Chiều dài lớn nhất Lmax = 15,78 m

Chiều rộng lớn nhất Bmax = 4,471 m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều cao mạn Hmax = 1,900 m

Chiều chìm T = 1,290 m

3.4.2.2. Vẽ Cabin nhà lưu trú tháp Bà và tuyến hình tàu Nha Trang 2

Thông số chính của cabin tàu thiết kế và thông số tàu cần nhập để xác định tọa độ điểm đặt cabin:

Chiều dài lớn nhấtLcbmax = 12,00 m

Chiều rộng lớn nhấtBcbmax =3,60m

Chiều cao mạnHcbmax =3,40m

Chiều cao mạn tàuHttk =1,9 m

Chiều dài tàuLttk =15,78m

Hình 3.46. Tàu Nha trang 2 sau khi chèn cabin lưu trú tháp Bà 3D

3.4.2.3. Vẽ Cabin tháp Bà và tuyến hình tàu Nha Trang 2

Thông số chính của cabin tàu thiết kế và thông số tàu cần nhập để xác định tọa độ điểm đặt cabin:

Chiều dài lớn nhất Lcbmax = 12,50 m

Chiều rộng lớn nhất Bcbmax = 3,40 m

Chiều cao mạn Hcbmax = 4,80 m

Chiều cao mạn tàu Httk = 1,9 m

Chiều dài tàu Lttk = 15,78 m

Hình 3.48. Tàu Nha trang 2 sau khi chèn cabin tháp Bà 3D.

Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thực hiện đề tài đã xây dựng được thuật toán và dựa trên cơ sở đó để viết phần mềm thiết kế các mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa của tỉnh Khánh Hòa với những đặc điểm cụ thể như sau:

- Phần mềm cho phép thiết kế tự động các mẫu tàu chở khách du lịch vỏ gỗ và vỏ composite với mô hình cabin dạng 3D mang nét văn hóa đặc trưng phù hợp các mẫu tàu, theo các kích thước tàu và kích thước cabin nhập vào. Phần mềm còn cho phép người dùng có thể chèn cabin tại vị trí phù hợp với kích thước tàu.

- Phần mềm viết bằng ngôn ngữ AutoLisp để chạy trên nền của phần mềm AutoCAD 2007.

- Sử dụng đơn giản, giao diện phần mềm quen thuộc, thao tác dễ dàng và có thông báo lỗi khi người nhập sai dữ liệu

4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Sau quá trình chạy kiểm tra nhận thấy phần mềm vẫn còn một số hạn chế sau - Phần mềm chưa liên kết được với hộp thoại vẽ tuyến hình.

- Người dùng phải nhập chính xác kích thước tàu thiết kế để chương trình xác định vị trí điểm đặt cabin phù hợp.

- Phần mềm còn một số lỗi trong quá trình gộp code và không thể xuất chính xác một vài mẫu tàu

Do đó, tôi có một số đề xuất sau:

- Tạo liên kết giữa chương trình vẽ tuyến hình và chương trình vẽ cabin - Bổ sung một số mẫu tuyến hình và cabin để phần mềm được đa dạng hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc – Nguyễn Thành Trung, “ Lập trình thiết kế với Autolisp

vàVisual Lisp (Tập 1 & 2)”, Nhà xuất bản T.P Hồ Chí Minh – 2003

2. Trần Gia Thái, Lý thuyết tàu thủy, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật thành

phố Hồ Chí Minh, 2011

3. Trần Gia Thái, Tự động hóa thiết kế tàu thủy, Nhà xuất bản Khoa học và

Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, 2011

4. Trần Gia Thái, Nghiên cứu thiết kế một số mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa

của tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cấp tỉnh, 2015

5. Nguyễn Lê Minh Thạch, Viết chương trình vẽ đường hình tàu cao tốc theo

tàu mẫu, Đề tài tốt nghiệp Đại học Trường Đại học Nha Trang, 2008

6. Hồ Trọng Bình, Viết chương trình vẽ đường hình các mẫu tàu du lịch

vỏ Composite hoạt động ở vùng vịnh Nha Trang”, Đề tài tốt nghiệp Đại học

Trường Đại học Nha Trang, 2013

7. Lê Đình Quang, Viết chương trình vẽ đường hình các mẫu tàu du lịch vỏ gỗ

hoạt động ở vùng vịnh Nha Trang, Đề tài tốt nghiệp Đại học Trường Đại học

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm thiết kế mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa đặc trưng của khánh hòa (Trang 88)