CÁC MẪU TÀU MANG NÉT VĂN HÓA CHĂMPA

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm thiết kế mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa đặc trưng của khánh hòa (Trang 31)

Khánh Hòa ở thời Chămpa là tiểu vương quốc Kauthara - nơi sinh sống của bộ tộc Cau, là một trong hai thị tộc chính của Vương quốc Chăm Pa xưa đã sinh sống trên vùng đất này. Văn hóa Chămpa có nhiều kiến trúc khác nhau nhưng điển hình nhất là quần thể đền tháp, trong đó có quần thể Tháp Bà Ponagar nằm ở phía Bắc của sông Cái ở thành phố Nha Trang, nơi thể hiện được phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất trong khu vực. Khu tháp là nơi thờ Bà Thiên Y Ana - mẹ xứ sở Ponagar và cũng là thánh đường quốc gia của vương quốc Chămpa, do vua Chămpa Harivácman của Chămpa xây dựng vào năm 813 – 817, sau đó tiếp tục được xây dựng và tu bổ nhiều lần suốt từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII (hình 2.1). Đây là khu di tích lịch sử đầu tiên ở Khánh Hòa được Nhà nước xếp hạng cấp bằng “di tích lịch sử quốc gia” được nhiều du khách đến tham quan khi đi du lịch Khánh Hòa. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông.

Trải qua mưa nắng thời gian, trước đây tháp đã bị hư hại nhiều nên ở thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp Mặt bằng thứ nhất của tháp lát một loại gạch đặc biệt, gồm có 14 trụ và các bậc liên tiếp nhau, mặt bằng thứ hai là cụm gồm bốn tháp, trong đó cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, với các lớp gạch được xây rất khít mạch, không nhìn thấy được chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông, mặt ngoài tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn, trên thân các tháp lại có rất nhiều tượng và phù điêu làm bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú nai, ngỗng vàng, sư tử ... Trong cụm tháp, tháp chính thờ thần Ponagar tượng trưng sắc đẹp, nghệ thuật, sáng tạo, còn các tháp nằm bên cạnh thờ các vị thần khác như thần Siva, thần Sanhaka, thần Ganeca. Hiện nay tháp được trùng tu, tôn tạo, tái hiện lại khu tháp bằng các vật liệu chuyên dùng, nhưng phần nào đó mất đi vẻ thẩm mỹ mang tính lịch sử của một công trình kiến trúc cổ xưa. Thật ra khu đền tháp Chămpa bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ, theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có núi và đại dương bao bọc, giữa là một trục xuyên đến mặt trời, do đó khuôn viên của tháp luôn được xây vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng núi (hình 2.2).

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn những đường nét đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, cũng là đặc trưng văn hóa vùng đất Khánh Hòa thuở xưa để thiết kế cách điệu các đường cong phù hợp với hình dáng thân tàu, hình dạng phù điêu, trụ cửa, cửa sổ và cửa chính… (hình 2.3)

Hình 2.3. Hình ảnh phù điêu, trụ cửa, cửa sổ nét văn hóa Chămpa trên tàu 2.1.1. Mẫu tàu chở khách du lịch vỏ gỗ chạy trong ngày

Dựa trên ý tưởng này thiết kế tàu chở khách du lịch vỏ gỗ chạy trong ngày. Tàu có kích thước LxBxD = 16.0x4.8x1.4 (m) và bản vẽ đường hình ở hình 2.4.

Hình 2.5 là phần cabin tàu với hình ảnh phù điêu, trụ chống, cửa ra vào…mang đậm đường nét văn hóa Chămpa cổ kính.

Hình 2.5. Cabin mẫu tàu mang nét văn hóa Chămpa

Hình 2.6 là hình tổng thể của mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa vỏ gỗ dạng hai tầng, tầng dưới được dùng để chở khoảng (45 – 50) khách, tầng trên có thê sử dụng làm nhà hàng. Mẫu tàu có sự kết hợp những nét văn hóa cổ kính Chămpa truyền thống thể hiện ở hình ảnh phù điêu, trụ cửa, cửa sổ… với phần lancan phía trên thiết kế theo dạng hàng rào truyền thống của vùng nông thôn Khánh Hòa, đảm bảo sự hài hòa với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.1.2. Mẫu tàu chở khách du lịch và lưu trú vỏ gỗ

Hình 2.7 là hình ảnh tổng thể của mẫu tàu lưu trú vỏ gỗ mang nét văn hóa Chămpa với những cánh buồm giả mang hình ảnh Tháp Bà Ponagar.

2.1.3. Mẫu tàu du lịch thấp tốc vỏ Composite hoặc PPC

Ý tưởng về nét văn hóa ChămPa với những hoa văn trang trí và cửa sổ vòm đặc trưng cũng đã được chúng tôi sử dụng để thiết kế cho mẫu tàu du lịch thấp tốc làm bằng vật liệu PPC Do vật liệu PPC có môđun chống uốn thấp nên đường hình tàu có dạng tấm phẳng và ít bị uốn. Hình 2.9 là hình ảnh của các cửa sổ được thiết kế cách điệu và tạo hình theo nét văn hóa ChămPa trang trí trên thành cabin tàu.

Hình 2.8. Hình ảnh cửa sổ mang nét văn hóa ChămPa trên thành cabin tàu

Hình 2.9 là hình ảnh mẫu tàu du lịch thấp tốc mang nét văn hóa ChămPa

2.2. MẪU TÀU MANG NÉT VĂN HÓA “XỨ TRẦM – BIỂN YẾN”

Trong lịch sử phát triển của mình, Khánh Hòa được mệnh danh là “xứ trầm - biển yến”, do nghề khai thác yến ở vùng đất này đã có lịch sử từ hơn 600 năm nay, đồng thời gắn liền với những nét văn hóa tâm linh đặc biệt, tiêu biểu nhất là đền thờ Bà chúa đảo Yến ở Hòn Nội. Khánh Hòa cũng là địa phương có sản lượng thu hoạch yến sào lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, với chất lượng yến sào cũng vào hàng bậc nhất và được xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới. Yến sào là tổ một loài chim yến (salanganes) có tên khoa học Collocalia Fuciphaga Germania, có lông màu đen, thân nhỏ, nặng khoảng (14 – 16) g, sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các hải đảo không có người sinh sống (hình 2.10).

Hình 2.10. Yến sào Khánh Hòa

Dựa trên hình ảnh chim yến, chúng tôi thiết kế những đường cong cách điệu từ hình ảnh sải cánh chim yến để đưa vào thiết kế các đường cong hình dáng thân tàu nhằm tạo ra hình ảnh của những con chim yến bay lướt một cách tự do, phóng khoáng trên nền biển xanh (hình 2.11)

2.2.1. Mẫu tàu du lịch vỏ PPC

Dựa trên cơ sở ý tưởng này, chúng tôi thiết kế mẫu tàu mang hình tượng của “chim yến”, kết hợp sự phối màu với những đường cong hình dáng thân tàu cách điệu từ cánh chim yến nhằm tạo ra hình ảnh tổng thể tàu như chim yến mang nét hiện đại và dạng thủy khí động lực. Mẫu này áp dụng cho tàu bằng vật liệu Composite hoặc PPC, chở (45 – 50) khách (hình 2.12).

2.2.2. Mẫu tàu du lịch hai thân

Cũng từ ý tưởng này, chúng tôi đã tiến hành thiết kế mẫu tàu 2 thân mang hình chim yến. Hình 2.13 là hình ảnh cửa ra vào mang nét văn hóa Chămpa truyền thống

Hình 2.14 là hình ảnh tổng thể của mẫu tàu thiết kế khi chạy trên biển.

Hình 2.14. Hình ảnh mẫu tàu 2 thân mang hình ảnh chim yến

Nhìn chung, hai mẫu tàu này mang những nét hiện đại, khỏe khoắn và khi chạy trên biển sẽ tạo ra được hình ảnh của những con chim yến – một trong hai hình tượng tiêu biểu đặc trưng cho vùng đất Khánh Hòa, đang bay lướt trên mặt biển

2.2.3. Mẫu tàu du lịch vỏ gỗ chạy tiếng

Bên cạnh chim yến, Trầm hương cũng là biểu trưng có nhiều nét bí ẩn của Khánh Hòa. Trầm hương hay Trà hương, còn được gọi bằng tên khác là cây dó trầm hay cây dó bầu có tên khoa học Aquilaria Crassna Pirre, là một loài gỗ lớn rất quý, thông xanh, tán thưa, thân thẳng, có chiều cao trung bình khoảng (15 – 18) m, đường kính trung bình ngang ngực (35 – 40) cm. Trầm hương có giá trị rất cao vì ngoài làm thuốc chữa bệnh, nó còn dùng chiết xuất tinh dầu, còn sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ Trầm hương có mùi thơm lâu, gần như mãi mãi (hình 2.15).

Hình 2.15. Trầm hương Khánh Hòa

Năm 2009, tỉnh Khánh Hòa đã cho xây dựng biểu tượng kiến trúc của tháp Trầm hương ngay tại Quảng trường trung tâm của thành phố Nha Trang, do đó hình ảnh Tháp Trầm hương hầu như được tất cả các du khách trong và ngoài nước biết khi đến du lịch tại Khánh Hòa. Tháp gồm có 3 tầng, trong đó tầng 1 bố trí công viên với sân chơi, vườn hoa, hồ phun nước,

các cụm tượng trang trí và 5 cụm điêu khắc tạo hình sóng biển cách điệu xung quanh; tầng 2 - thân tháp mang hình tượng kiến trúc là biểu tượng cách điệu theo kiểu đa nghĩa, trông giống những cánh buồm, cánh hoa…; tầng 3 là ngọn tháp mang hình tượng lõi trầm cách điệu, vừa giống lồng xông hương trầm, vừa trông giống như một

thủy tinh tượng trưng cho sự kết tinh cao độ thành quả của nền kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Khánh Hòa – giống như một viên ngọc tỏa sáng giữa bầu trời (hình 2.16). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ ý tưởng này, chúng tôi thiết kế mẫu tàu “Trầm hương” với phần che ống khói mang hình ảnh tháp Trầm hương kết hợp với những hoa văn dạng sóng biển trang trí trên thành cabin và vòm cửa mang nét văn hóa Chămpa áp dụng cho các tàu gỗ chở (45 – 50) khách (hình 2.17)

Cabin tàu được thiết kế dạng cánh chim yến (hình 2.18), kết hợp với dạng vòm cửa tròn mang đậm nét văn hóa ChămPa và nét hoa văn trang trí trên thành cabin tàu dạng sóng biển hoặc cánh chim yến ôm lấy tháp Trầm hương (hình 2.19).

Hình 2.18. Cabin tàu mang nét cách điệu Hình 2.19. Hoa văn trang trí dạng cánh chim yến sóng biển ôm tháp Trầm Hương

Hình 2.20 là hình phối cảnh tổng thể mẫu tàu du lịch chở khoảng (45 - 50) khách làm bằng vật liệu Composite hoặc vật liệu PPC, vừa mang nét văn hóa truyền thống Chămpa nhờ dạng vòm cửa và hoa văn bố trí trên thành tàu, vừa mang những nét khỏe khắn, hiện đại nhờ hình dạng thủy khí động lực học, được thiết kế cách điệu từ hình ảnh sải cánh chim én. Đường hình mẫu tàu này thiết kê dạng tấm phẳng nên có thể áp dụng cho tấm vật liệu PPC .

2.3. MẪU TÀU MANG NÉT VĂN HÓA TÔN GIÁO

Như ở địa phương khác, ở tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là Phật giáo và Thiên chúa giáo, với kiến trúc tiêu biểu là tượng phật chùa Long Sơn (hình 2.21) và Nhà thờ núi (hình 2.22). Đặc biệt, nhà thờ Núi là công trình kiến trúc đặc sắc nổi bật giữa lòng thành phố Nha Trang, xây từ thời Pháp thuộc theo phong cách kiến trúc nhà thờ có rất nhiều ở các nước phương Tây. Nhìn tổng thể, nhà thờ có bố cục đẹp, chắc với các khối lập thể xếp nhỏ dần từ thấp đến cao, nổi bật giữa trời xanh, thánh giá đặt ở đỉnh tháp chuông cao 38 m tính từ mặt đường.

Hình 2.21. Tượng phật chùa Long Sơn Hình 2.22. Nhà thờ Núi ở Nha Trang

Từ ý tưởng này thiết kế cách điệu hình ảnh cabin, cửa ra vào và trụ chống theo phong cách kiến trúc này nhằm tái hiện hình ảnh cổ kính Nhà thờ Núi (hình 2.23).

Hình 2.24 là hình tổng thể mẫu tàu mang hình ảnh kiến trúc Nhà thờ núi ở thành phố Nha Trang, chủ yếu được áp dụng cho các tàu chở khách du lịch vỏ gỗ.

2.4. Mẫu tàu mang nét văn hóa truyền thống của người Việt

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm nét văn hóa lịch sử người

Việt trong việc bảo vệ vùng đất Khánh Hòa làThành cổ Diên Khánh được xây vào

thời Tây Sơn, nằm cách thành phố Nha Trang về phía tây khoảng 10 km, phía bên phải quốc lộ 1 (hình 2.25). Đây là di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, vẫn còn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa ban đầu nên là địa điểm tham quan hấp dẫn của các du khách khi đến du lịch vùng đất Khánh Hòa.

Năm 1793, sau khi vua Quang Trung mất, nhà Tây Sơn yếu dần nên vua Gia Long đã cùng với Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đã đem quân tiến đánh vào Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài nên vua Gia Long Nguyễn Ánh đã quyết định xây dựng vùng đất Diên Khánh thành một căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố nhằm mục đích bảo vệ từ xa cho kinh thành Huế thời bây giờ. Thành có diện tích khoảng 36000 m² và là

quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban mẫu thành quân sự khá phổ biến vào khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, chu vi 2693 m, đắp bằng đất cao 3.5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại được chia thành nhiều đoạn nhỏ và tạo dáng uốn lượn quanh, do đó các góc của tường thành không bị nhô hẳn ra ngoài vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Mặt ngoài của tường thành gần như được dựng thẳng đứng, còn mặt trong tường thành lại có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo thành đường vận chuyển thuận lợi xung quanh thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 m đến 5 m, chiều rộng từ 20 m đến 30 m bao quanh. Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), nhưng hiện nay chỉ còn lại có 3 cổng chính là cửa Đông, cửa Tây và cửa Tiền (phía Nam), riêng Cửa Hậu (phía Bắc) đã bị chiến tranh tàn phá nhiều. Khi xây xong, thành Diên Khánh do Hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy và trấn giữ ở đây. Theo tư liệu cũ, trước đây bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh

Tham Tri. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương, Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.

Từ ý tưởng và hình ảnh về kiến trúc của thành cổ Diên Khánh, chúng tôi đã chọn lọc những nét cổ kính, khỏe khoắn của thành cổ và thiết kế cách điệu thành cabin tàu (hình 2.26).

Hình 2.27 là hình ảnh cabin tàu mang hình ảnh thành cổ Diên Khánh

Hình 2.27. Cabin tàu mang hình ảnh thành cổ Diên Khánh

Mẫu tàu này được áp dụng cho các tàu vỏ gỗ và khi chạy trên biển sẽ làm liên tưởng đến hình ảnh của Thành cổ Diên Khánh – nét văn hóa của người Việt xưa (hình 2.28)

2.5. MẪU TÀU MANG HÌNH ẢNH BIỂN ĐẢO Ở NHA TRANG

Nha Trang là thành phố có bãi biển tự nhiên kéo dài với nhiều hòn đảo lớn nhỏ rất đẹp, và cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang đã được quốc tế tôn vinh là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và là thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm thiết kế mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa đặc trưng của khánh hòa (Trang 31)