Tình hình sinh viên và công tác sinh viên

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (Trang 35 - 37)

- Đối với sinh viên phải phát

2.Tình hình sinh viên và công tác sinh viên

Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, các thế hệ sinh viên Việt Nam đã phát huy cao độ lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng luôn đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cương lĩnh của Đảng đã nhận định: nước ta quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển. Trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học và công nghệ đang trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ. Điều đó đặt ra nhiệm vụ mới cho sự nghiệp đào tạo của nước ta. Các nước trên thế giới đều coi phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình mới, ít nhiều cũng có tác động lớn đến tầng lớp sinh viên Việt Nam dẫn đến những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1. Về mặt thuận lợi

Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức tạo điều kiện và cơ hội để sinh viên học tập, rèn luyện, tiếp cận với những thành tựu mới trong khoa học và kỹ thuật.

Sinh viên ngày nay có trình độ học vấn cao hơn các thế hệ đi trước, tiếp thu nhanh cái mới, sống năng động và thực tế, ưa công bằng và dân chủ. Nhiều tấm gương đẹp của thế hệ trẻ đã nảy nở trong học tập và công tác, trong khoa học – kỹ thuật, trong sản xuất kinh doanh.

Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin và hy vọng ở thế hệ sinh viên, đánh giá cao vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của sinh viên. Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc đổi mới quản lý, nội dung phương pháp dạy và học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Môi trường, điều kiện cơ sở vật chất giáo dục đã được cải thiện đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đời sống nhân dân được nâng cao, quá trình hội nhập cùng với sự phát triển hợp tác quốc tế giúp sinh viên có cơ hội học tâp, nghiên cứu ở nước ngoài.

2.2. Về mặt thách thức

Bên cạnh đó, những khó khăn kinh tế - xã hội của đất nước đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gay gắt trong sinh viên: thiếu việc làm, thu nhập thấp, thất học, bỏ học, sức khỏe giảm sút, tệ nạn xã hội. Những vấn đề toàn cầu như: thiếu lương thực, khủng hoảng năng lượng, khủng bố, dịch bệnh đã tác động không nhỏ lên nhận thức của sinh viên.

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp: chiến tranh cục bộ thường xuyên diễn ra ở các khu vực trên thế giới. Vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức, thái độ của sinh viên. Việc chưa làm chủ, chưa kiểm soát tốt các trang mạng thông tin, mạng xã hội đã làm cho sinh viên từng ngày, từng giờ đang tiếp cận với một lượng lớn thông tin không có định hướng, thông tin ngoài luồng làm cho sinh viên hoang mang, dao động, giảm niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Nền kinh tế thị trường đã làm phân hóa giàu nghèo ngày một cao hơn. Điều này dẫn đến hiện tượng một bộ phận sinh viên sống dư thừa vật chất, tiền bạc trong khi đó phần lớn sinh viên nhất là sinh viên thuộc diện nhà nghèo, vùng sâu, vùng xa phải sống thiếu thốn về tài chính, phải đi làm thêm để trang trải sinh hoạt và học tập. Sự nới rộng về khoảng cách giàu nghèo giữa hai nhóm đối tượng trên làm cho sinh viên suy nghĩ và có những hiện tượng xã hội đáng báo động. Hiện tượng tham nhũng, quan liêu,

lãng phí, cục bộ, mất đoàn kết, một bộ phận cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật xuống cấp về mặt đạo đức đã làm cho sinh viên hoang mang, mất niềm tin.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc bên cạnh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là một yêu cầu rất lớn đối với sinh viên. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam, luôn tìm cách lôi kéo, mua chuộc sinh viên đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhu cầu chính đáng của sinh viên ngày càng cao và đa dạng, mâu thuẫn với khả năng đáp ứng của xã hội; sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến sinh viên dẫn đến kết quả chúng ta phải bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho sinh viên trước những thách thức của thời đại.

2.3. Về ý thức phấn đấu trở thành đảng viên của sinh viên

Nhìn chung hiện nay, sinh viên có ý thức phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Theo một số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 và năm 2013 cho thấy tỷ lệ sinh viên có nguyện vọng vào Đảng cao hơn, tỷ lệ không có nguyện vọng giảm rõ rệt 59,6 % so với 6,7% (theo kết quả khảo sát của đề tài “Nguyện vọng phấn đấu trở thành đảng viên trong sinh viên” của Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Tổng quan tình hình sinh viên giai đoạn 2003-2008).

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết sinh viên phấn đấu vào Đảng với một lý tưởng cao đẹp, động cơ trong sáng, hướng vào việc góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn một lượng không nhỏ sinh viên mong muốn vào đảng với mục đích cá nhân như: có điều kiện thuận lợi để dễ tìm việc làm, dễ có cơ hội thăng tiến. Hiện nay đang diễn ra tình trạng một số đoàn viên hoạt động rất năng nổ trong học tập cũng như phong trào, tuy nhiên sau khi được BCH Đoàn cơ sở giới thiệu vào Đảng, được kết nạp thì kể từ đó trở đi ít tham gia đóng góp nhiều cho công tác Đoàn nhiều như trước, không có mục tiêu phấn đấu gây khó khăn rất nhiều cho tổ chức Đoàn tại các trường đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (Trang 35 - 37)