QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh dịch vụ bệnh viện tim tâm đức (Trang 27 - 32)

4.1. Nguồn nhân lực và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực có giá trị, không thể thiếu đối với hoạt động của một tổ chức. Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh với tư cách trước tiên là nguồn cung lao động cho xã hội. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được hiều là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động (tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động).

Quản lý nguồn nhân lực được đánh giá là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó được xem là một hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề quản lý nhân sự với việc đạt được các mục tiêu kinh doanh. Trong thời đại hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Đồng thời, sự tiến bộ khoa học cũng được phát triển theo buộc các nhà quản lý phải quan tâm và chú trọng hơn từ khâu lập kế hoạch đến cách thức tuyển chọn tìm đúng người, sắp xếp sao cho đúng vị trí. Chính những điều đó làm cho quản lý nguồn nhân lực có tầm quan trọng trong mọi tổ chức.

4.2. Mô hình quản trị nguồn nhân lực ở bệnh viện Tâm Đức:4.2.1. Cơ cấu tổ chức 4.2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu nguồn nhân lực của Bệnh Viện Tâm Đức:

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng số nhân viên của bệnh viện Tâm Đức là 536 người, cơ cấu như sau:

STT Chức danh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ % 1 Phó giáo sư 1 1 1 1 0,19 2 Tiến sĩ 1 1 2 2 0,37 3 Thạc sĩ 4 4 5 6 1,12 4 Chuyên khoa 1 12 17 16 16 2,99 5 Bác sĩ 55 65 65 68 66 68 12,69 6 Dược sĩ 3 4 4 5 5 5 0,93 7 Dược sĩ trung cấp 4 7 11 12 14 16 2,99 8 Dược tá 5 3 3 3 0,56 9 Điều dưỡng 93 126 157 157 177 205 38,25 10 Cử nhân xét nghiệm 1 0 0 11 Kỹ thuật viên 21 22 23 14 30 32 5,97 12 Trợ thủ nha 3 3 3 3 0,56 13 Y công 41 47 59 67 65 63 11,75 14 Đại học khác 14 17 22 28 27 31 5,78 15 Cao đẳng 4 7 6 6 7 9 1,68 16 Trung cấp 10 18 19 10 3,54 17 Khác 56 69 56 53 56 57 10,63 Tổng số 291 364 440 490 496 536 100,00

4.2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực bệnh viện Tâm Đức

Bệnh viện tuyển dụng nguồn nhân lực với mục tiêu là tăng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đáp ứng được mục tiêu phát triển mà bệnh viện hướng tới là mở rộng bệnh viện, tăng thêm số giường bệnh và đảm bảo phục vụ được nhu cầu lớn về khám chữa bệnh từ phía người dân.

Quy trình tuyển dụng mà bệnh viện bao gồm:

Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng

Lên các kế hoạch cụ thể về nhu cầu tuyển dụng, số lượng và tiêu chuẩn đối với các ứng viên. Ở phần này do bộ phận có nhu cầu đưa ra ý kiến rồi trình lên giám đốc đưa ra quyết định sau đó bộ phận hành chính quản trị sẽ lên kế hoạch cụ thể đối với số lượng cần tuyển, xác định nguồn lực mà có thể tham gia tuyển dụng và hình thức tuyển dụng mà bệnh viện có thể sử dụng sao mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng rộng rãi qua website, các phương tiện thông tin vô

tuyến, đài, báo…

Bước 3: Thu nhận và lựa chọn hồ sơ: Hồ sơ nộp được phân loại cho phù hợp với

yêu cầu tuyển dụng.

Bước 4: Phỏng vấn dưới hình thức từng ứng xử cá nhân với hội đồng xét tuyển. Bước 5: Thử việc

Gửi thư mời nhận viện đến các ứng viên đạt đươc yêu cầu của vòng phỏng vấn và thi tuyển. Sau đó kí hợp đồng thử việc trong vòng 3 tháng.

Bước 6: Đánh giá quá trình thử việc: đánh giá về khả năng thích ứng công việc và

chất lượng làm việc qua bảng báo cáo kết quả thử việc.

Bước 7: Quyết định tuyển dụng

Quyết định cuối cùng đối với người được tuyển dụng do ban lãnh đạo bệnh viện ra quyết định. Và kí hợp đồng làm việc chính thức giữa bệnh viện và người lao động.

Ví dụ về thông tin tuyển dụng:

Nội dung tuyển dụng:

Chức danh: Kỹ thuật viên Xét nghiệm

Điều kiện:

· Tuổi dưới 40 tuổi

· Tốt nghiệp chuyên ngành (xét nghiệm) hệ trung cấp/Cử nhân các trường ĐHYD TP.HCM hoặc ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

· Yêu nghề và có tinh thần học hỏi

Hồ sơ xin dự tuyển gồm:

· Đơn xin dự tuyển · Sơ yếu lý lịch,

· Giấy khám sức khỏe (có dán ảnh). · CMND, Hộ khẩu, Bằng cấp

· 2 ảnh cỡ 4 x 6

Hồ sơ nộp tại:

Phòng Hành chánh Quản trị - Bệnh Viện Tim Tâm Đức - 04 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Q7

Điện thoại: 54.110063 xin số 242 - 272 gặp cô: Thanh Nhàn, Minh Trâm (Phòng HCQT)

4.2.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên

Một tổ chức có thể đứng vững và phát triển thì cần phải có một lực lượng lao động có chất lượng. Trong đó, đào tạo và phát triển là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác này nên bệnh viện thường tiến hành các công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. Đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của đội ngũ y tá, bác sĩ, dược sĩ tại bệnh viện.

Mục tiêu cơ bản của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên là khắc phục những mặt yếu kém, bù đắp những thiếu sót và tạo ra một đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, năng lực và trình độ chuyên môn vững, đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện và chăm sóc, khám chữa bệnh.

Các nhu cầu đào tạo trên thực tế thường xuất phát từ phía các nhà lãnh đạo nhận thấy sự thiết yếu của việc cần thay đổi, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ để đảm bảo mục tiêu phát triển của bệnh viện và từ nhu cầu học muốn nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân của cá nhân nhân viên bệnh viện. Việc đăng ký đào tạo từ các ban chuyên môn thường thông qua đề xuất trục tiếp với trưởng bộ phận tổ chức và Ban giám đốc.

Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Bệnh viện đã tổ chức được các hình thức đào tạo, huấn luyện như:

 Gửi nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở trong và ngoài nước

 Mời các bác sĩ đầu ngành về giảng dạy cho nhân viên, chiêu sinh các lớp đào tạo ngắn hạn mở rộng

 Tổ chức phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong nhân viên: Trong buổi làm việc với các cán bộ Bộ Y Tế ngày 31/8/2012 vừa qua, TS Nguyễn Ngô Quang, vụ phó vụ Khoa học và Đào tạo, đã nhận xét “Bệnh viện tim Tâm Đức là bệnh viện tư nhân duy nhất trong cả nước tham gia các nghiên cứu lâm sàng, và bệnh viện đã làm rất tốt. Điều này rất đáng biểu dương và khích lệ”. Ông đã đề nghị bệnh viện thành lập một đơn vị thử nghiệm lâm sàng để làm tốt hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học.

 Tổ chức, cử nhân viên tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

4.2.2.3. Lương thưởng – phúc lợi – trợ cấp

phát triển của các tổ chức. Việc trả công cho người lao động thường dười dạng tiền lương. Ngoài tiền lương ra, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Vì vậy tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là thu nhập chủ yếu của người lao động. Căn cứ thỏa ước lao động tập thể với người lao động năm 2011, bệnh viện luôn đảm bảo các chế độ lương thưởng, trợ cấp theo quy định.

Tiền lương

Năm 2011, tổng quỹ lương dự kiến là 70 tỷ đã thực hiện 70,345 tỷ (tăng 0,5%). Trong tình hình suy thoái kinh tế với nhiều áp lực gia tăng như ngày này, bệnh viện vẫn đảm bảo chú trọng thực hiện tốt chế độ lương, thưởng nhằm ổn định khối chuyên môn.

Trợ cấp – phúc lợi

Đến ngày 31/12/2011, 93% nhân viên được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội (500/536). Ngoài ra, bệnh viện còn thực hiện các loại bảo hiểm khác do nhà nước quy định đối với nhân viên tại các cơ quan hành chính như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Ngoài ra cán bộ nhân viên của bệnh viện còn được hưởng một số chế độ đãi ngộ khác như:

- Trợ cấp độc hại (trợ cấp cho các cán bộ ngành y), trực gác, trách nhiệm, phẫu thuật…

- Tiền sinh lời của quỹ

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả bệnh viện có các chế độ khen thưởng hợp lý dựa trên thành tích cố gắng của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức bệnh viện. Ngoài ra, còn có các loại thưởng tết, thưởng thi đua theo tháng sức khỏe… Hàng năm, bệnh viện tổ chức kiểm tra sức khỏe tồng thể cho tất cả các bộ nhân viên bệnh viên giúp cho nhân viên có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên trong bệnh viên luôn được sự quan tâm của ban lãnh đạo bệnh viện cũng như các đồng nghiệp trong bệnh viện. Bệnh viện còn có quỹ phúc lợi riêng để thăm hỏi nhân viên và gia đình nhân viên có đám cưới, hiếu hỉ, ma chay, ốm đau bệnh tật.

4.2.2.4. Phát triển các mối quan hệ nội bộ:

Bệnh viện còn thường xuyên tổ chức các hội diễn văn nghệ, chương trình thi đấu thể thao giao lưu giữa các nhân viên trong bệnh viện và các bệnh viện anh em giúp cho nhân viên hòa mình với tập thể, đoàn kết gắn bó hơn và còn được giao lưu với các bệnh viện khác để học hỏi kinh nghiệm.

Dựa trên đặc điểm công việc, bệnh viện phân công cụ thể vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, từ đó, trưởng bộ phận cụ thể hóa công việc cho từng cá nhân. Việc kiểm tra, giám sát mức độ hoàn thành công việc của nhân viên được thực hiện thường xuyên, đặc biệt lưu ý kiểm tra trách nhiệm và thái độ của nhân viên đối với bệnh nhân.

Việc đánh giá nhân sự của Bệnh viện luôn được diễn ra thường xuyên theo tháng. Ở các bộ phận đánh giá 1 tháng/lần để nhận xét quá trình làm việc của nhân viên trong các khoa-phòng để cho điểm thi đua của mỗi cá nhân, của mỗi khoa làm cơ sở cho việc đánh giá thi đua của năm của Bênh viện. Thông thường việc đánh giá thông qua nhận xét của các cán bộ và việc kiểm tra chuyên môn và khả năng thực hiện công việc của nhân viên. Sau đó tổng kết cuối năm, xét sự phấn đấu trong năm vừa qua để tiến hành thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh dịch vụ bệnh viện tim tâm đức (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w