Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước thông qua đó đẩy

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XK tại chi nhánhNHCT Đống đa (Trang 60)

II. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ch

1.1.Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước thông qua đó đẩy

mảnh hoạt động xuất khẩu.

Tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế và ký kết hiệp định thương mại với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng hoá của Việt Nam đã được xuất khẩu và có mặt ở một số thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu phi và các nước Trung Đông, Đông Âu....

Để tiếp tục thúc đẩy XK, Nhà nước ta cũng cần mở rộng và thắt chặt hơn các mối quan hệ kinh tế thông qua các chuyến thăm hỏi của các phái đoàn cao cấp tới các nước trong khu vực và trên thế giới, tham dự các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương nhằm tìm kiếm, tạo lập các cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước. Trong thời gian sắp tới, nước ta nhanh chóng xúc tiến và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để gia nhập AFTA và tổ chức thương mại thế giới WTO, vì đây là nơi mà hàng rào thúê quan giữa các nước thành viên dần được xoá bỏ, mọi thành viên đều tuân theo luật lệ chung của cuôc chơi. Khi gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Nhưng cũng phải tính đến khi tham gia tổ chức này thì cũng phải mở cửa cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Vậy nên hiện nay ( khi chưa gia nhập WTO), chính phủ nên tập trung vào đầu tư phát triển vững mạnh những ngành thuộc về thế mạnh của Việt Nam để sau này có thể cạnh tranh tốt với nước ngoài.

1.2/ Cải thiện môi trường pháp lý đảm bảo tính ổn định, đồng bộ và nhất uán của hệ thống luật và quy chế.

Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam nói chung và Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa nói riêng, hoạt động tài trợ Xuất khẩu tập trung chủ yếu

vào mạng tài trợ cho vay đơn thuần theo dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, môi trường pháp lý nước ta trong đó có các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng còn có nhiều hạn chế. Như đã phân tích ở phần trên, các văn bản pháp lý này vừa chồng chéo, vừa sơ hở lại vừa bất cập. Và hậu quả là đã gây không ít khó khăn và phát sinh nhiều sai trái trong việc thực hiện luật. Như chế độ kế toán kiểm toán đã được ban hành nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh không thực hiện nghiêm túc, gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của doanh nghiệp, để từ đó ra quyết định đầu tư có hiệu quả...

Để giải quyết có hiệu quả vấn đề này, hệ thống luật pháp, luật NHNN, luật các TCTD và các văn bản dưới luật cần phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung những gì thiếu sót, khắc phục tính đồng bộ, chồng chéo giữa các văn bản luật. đặc biệt là các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Ngoài việc quan trọng là việc sửa đổi hoàn thiện hệ thống luật phải theo định hướng khuyến khích hoạt động tài trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khảu tại các NHTM. Phải đáp ứng được yêu cầu mở rộng các hình thức tài trợ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ tài trợ theo đúng chuẩn mực và thông lệ hoạt động của ngân hàng trên thế giới, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

1.3/ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và cập nhập những thông tin liên quan đến hoạt động Xuất khẩu.

Một vấn đề bức xúc hiện nay và đang được đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là thiếu thông tin: thông tin về thị trường, kinh tế – chính trị- xã hội của các đối tác, năng lực tài chính của các đối tác...và cả thông tin về hoạt động tài chính của chính phủ nhằm hỗ trợ cho họ trong việc Xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Trong vấn đề này Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của một số các nước lớn, nhiều kinh nghiệm như: Mỹ, Hồng kông, Nhật bản, Hàn quốc...về việc thu nhập thông tin từ thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác nước ngoài như là: thiết lập các văn phòng ở các nước chuyên làm nhiệm vụ thu thập

và cung cấp thông tin bổ ích và cập nhập miễn phí cho các doanh nghiệp của họ, phát triển thị trường chứng khoán qua đó nêu bật được tình hình tài chính của các doanh nghiệp và khuyếch trương được chính mình.

Ngoài ra cần có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội trợ triển lãm, quảng cáo sản phẩm... cả trong và ngoài nước, khảo sát tình hình, tìm hiểu thị trường nước ngoài, nâng cao vai trò của các đại diện thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đại diện tại các thị trường quốc tế. Thêm vào đó là phải tổ chức tốt công tác thông tin về tình hình thị trường, hàng hoá, giá cả; tổ chức thông tin thông suốt, nhiều chiều giữa Bộ thương mại- thương vụ- doanh nghiệp. Các thông tin phải luôn đảm bảo tính kịp thời, có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh.

1.4/ Có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cho ngân hàng về nguồn vốn để tài trợ ưuđãi đối với các mặt hàng XK tiềm năng. đãi đối với các mặt hàng XK tiềm năng.

Để khuyến khích XK những mặt hàng có tính tiềm năng cao của nước ta, chính phủ đã có chính sách hỗ trợ với nhiều điều kiện ưu đãi. Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những măth hàng này cần hỗ trợ về tín dụng tại các ngân hàng, họ có thể được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất tín dụng thông thường. Tuy nhiên ta không thể quên rằng chức năng căn bản của ngân hàng là: “ đi vay để cho vay” trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường. Điều đó mặc nhiên ngân hàng không thể huy động vốn với lãi suất thị trường để cho vay với lãi suất ưu đãi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo được nguồn vốn dành cho tài trợ xuất khẩu. Giải quyết vấn đề này thì bên cạnh nguồn vốn huy động được ngân hàng, họ rất cần co sự hỗ trợ từ phía chính phủ trong việc tạo lập nguồn vốn bằng những khoản tín dụng ưu đãi và ngân sách nhà nước bù đắp chênh lệch lãi suất huy động cao để cho vay với lãi suất thấp.

2/ giải pháp đối với Chi nhánh ngân hàng công thương đống đa.

2.1/ Giải pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu.

Những tồn tại trong công tác tài trợ XK tại Chi nhánh hiện nay cũng là những tồn tại trong hoạt động cho vay trong lĩnh vực XK. bởi như trên đã trình bày. Hoạt động tài trợ XK tại Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ cho vay

đơn thuần. Để phát triển hoạt động tài trợ thì trước hết phải khắc phục được những khó khăn, tồn tại của nó, hay cũng chính là khắc phục được những khó khăn trong hoạt động cho vay. Vì vậy, những giải pháp đề ra ở phần này chủ yếu chỉ là để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng các khoản và thay đổi cơ cấu khách hàng:

a/ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng XK.

Trong công tác tài trợ, thẩm định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình. Nó quyết định tới việc cho vay hay không cho vay đối với bất kỳ một dự án XK nào. Để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng, nắm được tình hình hiện tại và khả năng trong tương lai, đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng; trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định cho vay hay từ chối. Đây là biện pháp đầu tiên và có vai trò quan trọng nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Muốn vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá khách hàng qua 6 tiêu thức: tư cách đạo đức, năng lực, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo bằng tiền vay, môi trường kinh doanh của khách hàng vay.

Để nâng cao chất lượng công tác điều tra, khai thác thông tin về khách hàng, có thể sử dụng các biện pháp sau:

Phỏng vấn người xin vay: đây có thể coi như một nghệ thuật để có thể đánh giá và hiểu rõ khách hàng hơn trong: mục đích vay vốn, phương án kinh doanh và các thông tin khac về tình hình tài chính của họ. Trong quá trình này cán bộ tín dụng có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho khách hàng của mình. tuy nhiên, không thể tin tưởng tuyệt đối vào các thông tin nhận được qua phỏng vấn vì rất có thể họ đưa ra thông tin sai sự thật và thiếu khách quan.

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng: dựa vào hồ sơ khách hàng đệ trình và các thông tin ghi trong sổ sách tai sở để hiểu thêm về họ.

Thu thập thông tin từ bên ngoài: từ các bộ ngành, từ báo chí, từ các thông tin ghi trong sổ sách của Chi nhánh để hiểu thêm thông tin về họ.

Trực tiếp xem xét nơi sản xuất kinh doanh: cán bộ tín dụng phải đến tận nơi khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh để có đánh giá chân thực, khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Ngoài ra, sau khi giải ngân cán bộ tín dụng vẫn phải giám sát để đảm bảo khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, phát hiện kịp thời các sai phạm để xử lý, tránh tình trạng mất vốn. Cán bộ tín dụng có thể tiến hành công tác kiểm tra đột xuất và định kỳ việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bên cạnh việc kiểm tra, cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin về biến động lãi suất, tỷ giá trên thị trường để có biện pháp hạn chế rủi ro.

Đối với những tài sản thế chấp cán bộ tín dụng cũng phải bám sát những quy định hiện thời về hô sơ pháp lý, đánh giá và tự tính khả năng phát mại các tài sản thế chấp đó. khi xác định tài sản thế chấp phải căn cứ vào giá thị trường và dự kiến biến động bất lợi.

b/ sàng lọc khách hàng.

Các cán bộ tín dụng cần xác minh điều tra rõ danh mục các DNNN thuộc diện phải bán khoán, cho thuê hoặc chuyển đổi về sở hữu để có phương án, biện pháp xử lý nợ vay, đảm bảo an toàn dư nợ đã cho vay và xác định quan hệ tín dụng tiếp theo. Kiên quyết rút dư nợ đối với các trường hợp có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: tình hình tài chính kém, vốn chủ sở hữu thấp, vay nợ ngân hàng nhiều hoặc vay nhiều ngân hàng, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, sản xuất kinh doanh không ổn định thua lỗ.

c/ Đa dạng hoá khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ttiếp tục cơ cấu lại dư nợ theo hướng: mở rộng thêm các đối tượng cho vay: cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa dạng hoá khách hàng, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh nhưng vẫn phải duy trì cho vay có trọng điểm đối với các DNNN lớn có độ rủi ro thấp sẽ giúp Chi nhánh NHCT Đống Đa thực hiện được phân tán rủi ro đồng thời vẫn hạn chế được rủi ro cho vay đối với khu vưc quốc doanh

Giải quyết nợ tồn đọng cũng là thực hiện tốt các nội dung của đề án xử nợ tồn đọng theo tiến độ. Trong quá trình thực hiện phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật ( Thông tư liên tịch số 03 năm 2000 của liên bộ, quyết định 149 của chính phủ, thông tư 02 của NHNN) có thể xử lý theo các phương thức sau:

Tự tổ chức bán đấu giá công khai.

Bên có tài sản đảm bảo nợ tự bán dưới sự giám sát của Chi nhánh.

Chi nhánh và bên có tài sản đảm bảo nợ cùng phối hợp bán tài sản theo giá thoả thuận

Cho thuê tài sản có sự thoả thuận đôi bên đối với tài sản chưa hoặc không bán được.

Tài sản thuộc quyền sở dụng hợp pháp của ngân hàng nếu chưa bán được thì có thể được dùng làm phương tiện phục vụ kinh doanh hoặc dùng góp vốn liên doanh.

Để thúc đẩy việc xử lý nợ, cần thực hiện đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo các tài sản cần xử lý, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương trong việc xử lý tài sản đảm bảo là các tài sản liên quan đến vụ án; những tài sản thế chấp khi xử lý theo các văn bản hiện hành của nhà nước và các ngành nhưng không xử lý được thì xem xét khởi kiện ra toà để giải quyết.

e/ Tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin

Như đề cập ở trên, Việc khai thác thông tin khách hàng của Chi nhánh hiện nay vẫn còn có những bất cập. Chính vì vậy, có hạn chế sự tiếp cận của sở đối với các dự án sản xuất kinh doanh, đồng thời gây rủi ro trong vấn đề thông tin không cân xứng. Để hoàn thiện hệ thống thông tin, trong thời gian tới Chi nhánh cần tiến hành một số biện pháp sau:

Rà soát lại hệ thống máy tính, cải tiến phần cứng ứng dụng hiện có, Xây dựng những chương trình phần mềm phù hợp với nhu cầu giao dịch và quản lý thông tin.

Tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin, lưu giữ thông tin, đáp ứng tốt các nghiên cứu khác. Hoàn thiện các mẫu biểu báo cáo phù hợp với nội dung thông tin cần tra cứu.

Kết hợp với các ban ngành khác lập nên danh sách các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn để có địa chỉ gửi các văn bản hướng dẫn về cơ chế tín dụng cho từng doanh nghiệp và nắm vững hơn tình hình hoạt động của họ

f/ Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ

Yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng là yếu tố con người, đoì hỏi đội ngũ cán bộ của ngân hàng ngoài có tâm với nghề cũng cần phải có trình độ luôn luôn học hỏi để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của kinh tế. Trong hoạt động tín dụng, nhất là hoạt động tín dung XK, chất lượng các khoản tín dụng phụ thuộc lớn vào đội ngũ cán bộ. Việc thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của Chi nhánh là việc làm hết sức cần thiết phải tiến hành thường xuyên nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh. Công tác đào tạo này phải được tiến hành đồng thời theo các hướng sau:

Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Cán bộ tín dụng phảỉ có trình độ. những cán bộ nào chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại. Bởi cán bộ tín dụng trong cơ chế thị trường phải đáp ứng được những yêu cầu như:

Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn vững vàng.

Ngoài kiến thức chuyên môn giỏi để thực hiện tốt các nghiệp vụ còn phải có khả năng thực hiện vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng. Yêu cầu này đòi hỏi cán bộ phải cập nhật những kiến thức đầy đủ về ngoại ngữ, tin học, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương và những tập quán kinh doanh quốc tế.

cán bộ tín dụng phải là những người có khả năng nắm băt, thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin để lựa chon khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn.

Cán bộ tín dụng ngoài kiến thức chuyên môn giỏi, tức phải có tài thì cũng phải có đức. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng thể hiện ở những mặt như:

Là người cán bộ phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tinh thần đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư và có kỷ luật cao.

Có ý thức trách nhiệm đối với công việc: thực hiện cho vay đúng quy

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XK tại chi nhánhNHCT Đống đa (Trang 60)