Phân tích và dự báo thị trƣờng thế giới để có các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu sự xuống giá của gạo xuất khẩu Việt Nam và để Việt Nam không bị thiệt thòi lớn khi giá gạo thế giới tăng lên khi đã kí hợp đồng.
Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hƣởng tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy cần có sự linh hoạt cần thiết. Đối với Việt Nam, trƣớc cạnh tranh ƣu thế về giá thành và trợ giá hàng nông phẩm so với các nƣớc xuất khẩu khác thì nới rộng tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp khắc phục tình thế để tăng khả năng cạnh tranh đối đầu, giữ thị trƣờng cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Hiện nay chúng ta đang áp dụng chính sách tỷ giá cố định có linh hoạt, xét ở góc độ nào đó nó thể hiện sự ổn định của một nền kinh tế, nhƣng chúng
Đại học Kinh tế Quốc dân
ta duy trì quá lâu, lạc hậu so với thị trƣờng tự do nên phần nào ảnh hƣởng tới xuất khẩu và hầu hết các Doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn và không có lãi. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thanh toán giao dịch của đồng bản tệ cho xuất khẩu gạo so với các nƣớc xung quanh, tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam cần đƣợc nới lỏng xung quanh mức bình quân 3 - 4% năm trong thời kỳ tới.
Việt Nam cần mở rộng thị trƣờng hơn nữa, có thể dựa vào hỗ trợ từ Chính Phủ, nhờ vào việc tăng cƣờng tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu gạo dạng G - G (hợp đồng ký kết giữa 2 chính phủ) để phân bổ lại cho Doanh nghiệp thực hiện.