Mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm eviews để đánh giá ảnh hưởng các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 49 - 55)

Để nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 nhân tố đồng thời đến sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS để ƣớc lƣợng các hệ số, xây dựng mô hình hồi quy bội giữa biến phụ thuộc là sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam với các biến độc lập là sản lƣợng gạo sản xuất, diện tích đất trồng lúa và số ngƣời trong độ tuổi lao

Đại học Kinh tế Quốc dân

động làm trong ngành nông nghiệp. Mức ý nghĩa đƣợc chọn trong bài nghiên cứu là 5%.

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:

Mô hình 1: (Sản lượng gạo xuất khẩu)i = β0 + β1.(sản lượng gạo sản

xuất)i + β2.(diện tích)i + β3.(lao động)i + ui

Kết quả chạy số liệu bằng Eviews đƣợc tóm tắt trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy bội

β i Thống kê t p_value β 0 -10398007 -1,380732 0,1834 Sản lƣợng gạo sản xuất 189,3373 1,350154 0,1928 Diện tích -461,5637 -0,868627 0,3959 Lao động 456,6215 1,046450 0,3085

p_value của thống kê F = 0,0000 R2 = 0,885781

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Bảng kết quả 4.3 cho thấy p_value của các thống kê t đều lớn hơn 0,05 có nghĩa không có biến độc lập nào giải thích cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên, p_value của thống kê F nhỏ hơn 0,05 cho thấy mô hình hồi quy vẫn có ý nghĩa. Hơn nữa, R2

của mô hình rất lớn (lớn hơn 0,8) nhƣng các tỷ số t lại nhỏ, hệ số tƣơng quan của các biến trong mô hình đều rất cao. Do đó có thể kết luận mô hình đã có khuyết tật đa cộng tuyến.

Nhóm tác giả đã thực hiện một số giải pháp khắc phục hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình nhƣ thay đổi dạng mô hình, sử dụng biến giả, bỏ bớt biến độc lập, tuy nhiên kết quả chạy mô hình vẫn không khả quan. Hơn nữa do hạn chế về số lƣợng mẫu nhƣ đã nói ở trên, giải pháp tăng thêm mẫu không

Đại học Kinh tế Quốc dân

thực hiện đƣợc. Vậy nên, chúng tôi sẽ thực hiện các hồi quy đơn để đánh giá ảnh hƣởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Mô hình đƣợc đề xuất tiếp theo là mô hình hồi quy đơn giữa biến phụ thuộc sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam với biến độc lập là sản lƣợng gạo sản xuất của Việt Nam.

Mô hình 2: (Sản lượng gạo xuất khẩu)i = β0 + β1.(sản lượng gạo sản

xuất)i + ui

Kết quả chạy số liệu bằng Eviews đƣợc tóm tắt trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng xuất khẩu và sản lƣợng sản xuất gạo

β i Thống kê t p_value

β 0 -3.434.858 -5,580605 0,0000

Sản lƣợng gạo

sản xuất 232,5528 12,24771 0,0000 p_value của thống kê F = 0,0000 R2 = 0,877197

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Kết quả hồi quy ở bảng 4.4 cho thấy p_value của các thống kê t và thống kê F đều nhỏ hơn 0,05 suy ra biến độc lập có giải thích cho biến phụ thuộc và hàm hồi quy phù hợp. Ta có mô hình hồi quy với các hệ số ƣớc lƣợng nhƣ sau:

Sản lượng gạo xuất khẩu = -3.434.858 + 232,5528 * sản lượng gạo sản xuất

Từ mô hình hồi quy kết luận biến sản lƣợng gạo sản xuất có quan hệ tuyến tính thuận chiều với sản lƣợng gạo xuất khẩu, kết quả này phù hợp với lí thuyết. Khi sản lƣợng gạo sản xuất tăng lên (giảm xuống) 1.000 tấn thì sản lƣợng gạo xuất khẩu sẽ tăng lên (giảm xuống) trung bình 232,5528 tấn. Hệ số

Đại học Kinh tế Quốc dân

R2 = 0,877 cho thấy biến sản lƣợng gạo sản xuất giải thích đƣợc hơn 87% sự biến động của biến phụ thuộc sản lƣợng gạo xuất khẩu. Mô hình hồi quy khá phù hợp.

Thật vậy, do gạo là lƣơng thực chính của Việt Nam nên vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực luôn đƣợc Chính phủ đặt lên hàng đầu. Lƣợng gạo ƣớc tính xuất khẩu sẽ đƣợc xem xét và lên kế hoạch dựa trên nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và dự trữ để đảm bảo an ninh lƣơng thực. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và một số nhân tố khác, nếu sản xuất gạo trong năm bội thu, Chính phủ sẽ có xu hƣớng khuyến khích xuất khẩu (trong điều kiện yếu tố giá thị trƣờng cũng thuận lợi). Nếu xảy ra thiên tai khiến sản lƣợng lúa thu hoạch tụt giảm mạnh, các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ đƣợc đƣa ra, dự trữ gạo trong kho sẽ đƣợc đẩy mạnh nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc. Sản lƣợng gạo xuất khẩu nhìn chung sẽ luôn biến động cùng chiều với thay đổi của sản lƣợng gạo sản xuất.

Mô hình 3:(Sản lượng gạo xuất khẩu)i = β0 + β1.(diện tích đất)i + ui

Kết quả chạy số liệu bằng Eviews đƣợc tóm tắt trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng gạo xuất khẩu và diện tích đất

β i Thống kê t p_value

β 0 -6.058.524 -6,077288 0,0000

Diện tích đất 1.124,403 10,13865 0,0000

p_value của thống kê F = 0,0000 R2 = 0,830361

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Kết quả hồi quy ở bảng 4.5 cho thấy p_value của các thống kê t và thống kê F đều nhỏ hơn 0,05 suy ra biến độc lập có giải thích cho biến phụ

Đại học Kinh tế Quốc dân

thuộc và hàm hồi quy phù hợp. Ta có mô hình hồi quy với các hệ số ƣớc lƣợng nhƣ sau:

Sản lượng gạo xuất khẩu = -6.058.524 + 1.124,403 * diện tích đất

Từ mô hình hồi quy kết luận biến diện tích đất trồng lúa có quan hệ tuyến tính thuận chiều với sản lƣợng gạo xuất khẩu, kết quả này phù hợp với lí thuyết. Khi diện tích đất trồng lúa tăng lên (giảm xuống) 1.000 ha thì sản lƣợng gạo xuất khẩu sẽ tăng lên (giảm xuống) trung bình 1.124,403 tấn. Hệ số R2 = 0,83 cho thấy biến diện tích đất trồng lúa giải thích đƣợc khoảng 83% sự biến động của biến phụ thuộc sản lƣợng gạo xuất khẩu. Mô hình hồi quy khá phù hợp.

Đối với một số nƣớc không đƣợc ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên nhƣ Nhật Bản, tập trung phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, đầu tƣ phát triển máy móc, nâng cao năng suất sẽ là nhân tố tiên quyết phát triển nông nghiệp. Với giống lúa chất lƣợng cao, máy móc hiện đại, Nhật Bản vẫn có cơ hội tăng sản lƣợng sản xuất với hạn chế về đất đai, nguồn nƣớc. Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, tuy nhiên lại yếu kém trong công đoạn nghiên cứu giống, máy móc công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, do đó sản lƣợng lúa vẫn phụ thuộc tƣơng đối lớn vào nguồn đất đai. Diện tích đất trồng lúa đƣợc mở rộng, đất đai màu mỡ hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng sản lƣợng gạo sản xuất. Nhƣ đã phân tích ở trên, sản lƣợng gạo xuất khẩu biến thiên thuận với sản lƣợng gạo sản xuất, do đó cũng thay đổi cùng chiều với sự mở rộng hay thu hẹp diện tích đất trồng lúa trên cả nƣớc, đặc biệt đối với 2 vựa lúa chính của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Mô hình 4:(Sản lượng gạo xuất khẩu)i = β0 + β1.(lao động)i + ui

Kết quả chạy số liệu bằng Eviews đƣợc tóm tắt trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng gạo xuất khẩu và số lao động

β i Thống kê t p_value

β 0 -17.282.475 -9,825884 0,0000

Số lao động 779,1293 12,09102 0,0000

p_value của thống kê F = 0,0000 R2 = 0,874397

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Kết quả hồi quy ở bảng 4.6 cho thấy p_value của các thống kê t và thống kê F đều nhỏ hơn 0,05 suy ra biến độc lập có giải thích cho biến phụ thuộc và hàm hồi quy phù hợp. Ta có mô hình hồi quy với các hệ số ƣớc lƣợng nhƣ sau:

Sản lượng gạo xuất khẩu = -17.282.475 + 779,1293 * số lao động

Từ mô hình hồi quy kết luận biến số lao động trong nông nghiệp có quan hệ tuyến tính thuận chiều với sản lƣợng gạo xuất khẩu, kết quả này phù hợp với lí thuyết. Khi số lao động trong nông nghiệp tăng lên (giảm xuống) 1.000 ngƣời thì sản lƣợng gạo xuất khẩu sẽ tăng lên (giảm xuống) trung bình 779,1293 tấn. Hệ số R2 = 0,8743 cho thấy biến số lao động giải thích đƣợc hơn 87% sự biến động của biến phụ thuộc sản lƣợng gạo xuất khẩu. Mô hình hồi quy khá phù hợp.

Có thể thấy, trong điều kiện một nƣớc công nghiệp, số lƣợng và sự hiện đại của máy móc sẽ quyết định đến năng suất sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, với một nƣớc nông nghiệp đang phát triển nhƣ Việt Nam, nguồn nhân lực là

Đại học Kinh tế Quốc dân

một yếu tố quan trọng. Khi khoa học công nghệ chƣa phát triển, máy móc vẫn còn lạc hậu và chƣa có khả năng thay thế đƣợc con ngƣời trong sản xuất thì số lƣợng lao động sẽ đóng vai trò lớn trong việc tăng sản lƣợng sản phẩm sản xuất. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam cũng không nằm ngoài nguyên lý này, với sự gia tăng của dân số và số ngƣời lao động trong nông nghiệp, sản lƣợng gạo sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong hơn hai thập kỉ qua.

Tóm lại, qua ba mô hình hồi quy đơn có thể thấy cả ba biến độc lập là sản lƣợng gạo sản xuất, diện tích đất trồng lúa và số lao động trong nông nghiệp đều có quan hệ tuyến tính thuận chiều với biến phụ thuộc sản lƣợng gạo xuất khẩu. Khi tăng sản lƣợng gạo sản xuất, diện tích đất trồng lúa đƣợc mở rộng và số ngƣời làm việc trong ngành nông tăng lên thì sản lƣợng gạo xuất khẩu sẽ tăng.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm eviews để đánh giá ảnh hưởng các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 49 - 55)