Suy thoái tài nguyên vùng RNM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐA ĐẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 39 - 41)

- Biến đổi khí hậu

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Suy thoái tài nguyên vùng RNM

Rừng ngập mặn ở Thái Thuỵ đang bị suy thoái do nhiều nguyên nhân: - Việc khai hoang lấn biển, mở rộng đất canh tác và giãn dân.

Ví dụ: Hoạt động đắp đê Xuân Hải dài 7km ở huyện Thái Thụy vào đầu những năm 1980 làm phá huỷ 600ha RNM trưởng thành ở Thụy Hải và Thụy Xuân. Đắp đê không thành, sau một đợt triều cường toàn bộ các đoạn đê mới đắp đã bị sóng và Thủy triều phá sạch, ước tính thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng (UBND huyện Thái Thụy).

- Hoạt động đánh bắt bằng xung điện vẫn còn diễn ra ở các vùng ven biển dẫn tới hậu quả tiêu diệt nguồn giống (Thoa và cs, 2004). Hầu hết những ngư dân tuy nhận thức được tác hại về hoạt động của họ nhưng do tính tự giác chưa cao và phần lớn vì lý do kinh tế, không có điều kiện chuyển sang nghề khác. Mặt khác, một phần do các cán bộ địa phương không nghiêm, sau khi xử phạt, tịch thu dụng cụ lại "thương tình", dễ dàng cho chuộc lại hoặc báo trước thời gian kiểm tra nên dân không sợ. Hầu hết bà con đều cho rằng cần phải xử lý nghiêm hơn nữa các trường hợp này.

- Trong thời gian qua, được nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nên nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển mạnh mẽ. Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho người dân địa phương và cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những hoạt động làm đe doạ nghiêm trọng chất lượng và số lượng RNM (Phan Nguyên Hồng và cs, 2000). Do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại hình sản xuất khác nhiều lần nên người dân địa phương và cả những người ở địa phương khác đến khai thác, phá RNM để nuôi tôm, đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Hơn nữa, việc chặt phá bừa bãi RNM

để sản xuất nông nghiệp, làm đầm nuôi tôm quảng canh đã biến đất mặn giàu chất dinh dưỡng thành đất phèn mặn. Dưới tác động của khí quyển, pyrit bị ôxi hoá sinh ra axit H2SO4. Axit này có tác động giải phóng ion sắt và nhôm dễ gây độc đối với cây. Photpho sẽ bị kết tủa tạo thành photphat sắt và photphat nhôm không hoà tan, cây không hấp thụ được. Ion nhôm còn gây độc hại với cá và động vật trong nước và trên bãi lầy.

- Việc phát triển quy mô quá lớn các đầm nuôi, không theo quy hoạch dẫn đến khó kiểm soát chất lượng nước vùng NTTS. Hệ thống lấy nước và thoát nước trong NTTS ở các huyện phụ thuộc vào dòng chảy tự nhiên và thủy triều (khi triều lên thì lấy nước vào ao và khi triều xuống thì tháo nước ra). Các hệ thống ao chứa và xử lý nước trước khi đưa vào nuôi hầu như chưa có, trừ một số vùng dự án nuôi tôm công nghiệp. Khi một đầm có tôm bị bệnh, dịch bệnh rất dễ bùng phát, lây lan nhanh. Trong những năm gần đây, các chủ đầm đã có sự quan tâm hơn về môi trường để tránh những rủi ro trong quá trinh sản xuất. - Ngoài ra, các hoạt động khai thác RNM không theo quy hoạch cũng đã tác động mạnh mẽ đến rừng ngập mặn. Các hoạt động khai thác hải sản trên bãi triều như dùng cào để cào cua, đào bới các loài hai mảnh vỏ đã làm hư hại, thậm chí phá huỷ nhiều cây ngập mặn. Một số thuyền không theo luồng lạch mà chạy qua rừng ngập mặn mới trồng cũng làm cho nhiều cây bị bật gốc, ...

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐA ĐẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w