- Biến đổi khí hậu
7. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Lợi ích khai thác và sử dụng tài nguyên RNM
RNM ven biển mang lại nhiều lợi ích khác nhau về phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
2.1.1. Bảo vệ đê biển, chắn sóng và lấn biển
RNM có tác dụng phòng hộ tích cực, trực tiếp bảo vệ đê điều, cản sóng biển, bão gió, chống xói mòn sập lở dải cát ven biển, bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng hải sản (Phan Nguyên Hồng và cs, 2004. Nghiên cứu của Mazda và cộng sự (1997) ở xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ cho thấy: khi có RNM rộng 1,5km thì sóng cao 1m từ ngoài bãi trống xa sẽ giảm chiều cao của sóng chỉ còn 0.05m khi tới chân bờ đầm, bờ đầm không bị hư hại. Nếu không có rừng, cũng với khoảng cách đó chiều cao sóng 1m khi đến chân bờ đầm chiều cao sóng còn 0,75m và sẽ làm bờ đầm bị xói lở.
Ví dụ: Tháng 8/1996 cơn bão số 2 đổ bộ vào Thái Bình, nhờ có RNM các đầm nuôi tôm ở Thuỵ Hải, Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường (Thái Thuỵ) được bảo vệ tốt trong khi đó hầu hết các đầm tôm ở Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Hưng (Tiền Hải) đều bị sạt lở vỡ bờ do không có RMN che chắn. Đặc biệt, cơn bão số 2, 6 và 7 năm 2005, với sức gió cấp 8-11, nước triều cường, nhưng 5km đê biển của xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ vẫn đứng vững vì có vành đai RNM che chở phía ngoài. Trong khi đó, đoạn đê sông không có RNM (2km) bị bão số 7 làm sạt lở 650m, có chỗ sâu 2-3 m (Phan Nguyên Hồng, 2005).
Như vậy, RNM như "bức tường xanh" vững chức chắn sóng, bảo vệ đê biển và cuộc sống của cộng đồng dân cư khi mưa bão. RNM còn có tác dụng ổn định điạ hình bờ biển, phân tán bớt năng lượng của sóng, gió, thuỷ triều (Phan Nguyên Hồng, chủ biên 1999). Hiện nay, việc khai hoang lấn biển ở Thái Bình diễn ra với quy mô lớn, tuy vậy tốc độ khai hoang chưa thật phù hợp, rất cần có sự tham gia của RNM.
2.1.2. Nuôi dưỡng các nguồn lợi hải sản, hỗ trợ nghề cá
Môi trường nước biển ở vùng RNM giàu chất dinh dưỡng với độ muối ổn định theo mùa tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết cho các loại sinh vật phù du, các loại vi sinh vật, các loại ấu trùng, giun tròn, giun nhiều tơ…làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài
động vật đáy, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hiện có 64 loài thực vật nổi và 59 loài động vật nổi thu lượm được. Sau khi RNM được phục hổi ở đây, ngư dân vùng cửa sông đã đánh bắt được cá thủ vàng (Sciena sp) là loại cá quý vào vùng cửa sông có RNM kiếm mồi. Bong bóng của loại cá này dùng chế biến chỉ khâu y tế tự tiêu ít nhiễm trùng (ở Hồng Kông giá mua loại bong bóng cá thủ vàng với giá từ 10.000 - 25.000USD/1bong bóng). Động vật đáy ở RNM trồng tại Thái Thuỵ đã thống kê được 100 loài, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế như tôm, cua, ốc hương, ngao, bông thùa (Nhuong, 1999; Dục, 1999). Hàng năm ngư dân ở Tiền Hải,Thái Thuỵ đánh bắt được 330-730kg/ha các loại ngao, vạng, sò ở các bãi cát, bãi nuôi trước RNM.
Một phần vòng đời của các loài tôm là trong RNM và RNM đã cung cấp nguồn con giống cho các đầm tôm. Nhiều đầm tôm quảng canh ở Thuỵ Hải có năng suất cao hơn các vùng khác, đấy là một trong những đóng góp của việc phục hồi RNM. Từ khi có RNM trồng do CTĐ Đan Mạch tài trợ, lượng cua giống đã vào nhiều hơn, rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi cua. Nghề nuôi vạng ở ven biển Thái Bình phát triển mạnh và cho thu nhập cao, do nhờ vào nguồn thức ăn từ mùn bã của RNM.
2.1.3. Định giá các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên vùng RNM
Theo tài liệu Lợi ích từ các Dịch vụ hệ sinh thái tại khu Đất ngập nước Thái
Thụy, Việt Nam do Bộ Môi trường Nhật Bản, Tổ chức bảo tồn Chim quốc tế và Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt Nam thực hiện.
Khai thác nguồn lợi tự nhiên:49,782 tỷ VND/ năm.
- Đánh bắt cá tại huyện Thái Thụy 30,477 tỷ VND/năm. - Thu lượm ngao sò ở bãi ngập triều 19,305 tỷ VND/năm.
Nguồn lợi từ canh tác: 259,917 tỷ VND/năm.
- Cá và Tôm từ mô hình NTTS bán tự nhiên 12,888 tỷ VND/năm 56,28 triệu VND/ha/năm.
- Cá từ mô hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh 199,242 tỷ VND/năm –168,54 triệu VND/ha/năm.
- Thu hoạch ngao từ khu nuôi ngao bãi ngập triều 42,979 tỷ VND/năm. - Sản xuất muối 4,807 tỷ VND/năm.
Giảm thiểu nguy cơ thiên tai 23,526 tỷ VND/năm.
Chức năng bảo vệ của rừng ngập mặn 23,526 tỷ VND/năm.