1. Địa chỉ máy (IP address)
Mỗi máy trong hệ thống mạng dùng giao thức TCP/IP phải có một địa chỉ riêng biệt gọi là địa chỉ IP.
IP (Internet Protocol): Là giao thức có hai nhiệm vụ chính là định địa chỉ (Addressing) và chọn đường (Routing).
TCP (Transmission Control Protocol): Là giao thức thực hiện nhiệm vụ điều khiển truyền tin.
Địa chỉ IP là một chuỗi gồm có 4 số có giá trị từ 0 đến 255, phân cách nhau giữa các số là dấu chấm (.)
Ví dụ:10.221.0.2, 130.23.1.17, 192.168.1.1,… tuỳ thuộc vào giá trị số thứ nhất mà địa chỉ IP được chia thành các lớp sau :
• Lớp A: Bắt đầu từ 1 -> 126. Ví dụ địa chỉ 10.221.0.2 thuộc lớp A
• Lớp B: Bắt đầu từ 128 -> 191. Ví dụ địa chỉ 130.23.1.17 thuộc lớp B
• Lớp C: Bắt đầu từ 192 -> 223. Ví dụ địa chỉ 192.168.1.1 thuộc lớp C
2. Tên máy (Host name)
Như trên ta thấy, mỗi máy có một địa chỉ IP duy nhất dùng để phân biệt với các máy khác. Tuy nhiên, con số này không gợi nhớ nên người ta đặt cho mỗi máy một tên (Host Name) và đồng nhất tên với địa chỉ IP của nó.
3. Tên miền (Domain Name)
“.”
edu com org
hcmuns microsof tuoitre nhandan …
ctu
Tên miền đại học Cần Thơ
Viết từ nút lá đến nút gốc phân cách bằng dấu chấm “.”
Tên máy
Để quản lý các máy đặt ở các vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động… Người ta đưa các máy này vào một tên miền (Domain). Trong miền này nếu có một tổ chức nhỏ hơn, lãnh vực hoạt động hạn hẹp hơn…, thì được chia thành các miền con ( Sub Domain), giữa hai tên miền phân cách nhau bởi dấu "."
Cấu trúc miền và các miền con giống như một cây phân cấp.
Ví dụ: WWW.ctu.edu.vn
III. HỆ THỐNG TÊN MIỀN (DNS - DOMAIN NAME SYSTEM):1.Hệ thống tên miền các tổ chức: Gồm 3 ký tự, được liệt kê như sau: