Kết quả phỏng vấn cán bộ phụ trách môi trường tại nhà máy 100% nói rằng từ khi phê duyệt Bão cáo ĐTM định kỳ 6 tháng công ty thuê Công ty TNHH Môi trường Thái Bình xanh tiến hành quan trắc và nộp báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình. Năm 2017, nhà máy tiến hành quan trắc 3 tháng/lần.
Theo báo cao quan trắc định kỳ công ty đã tiến hành quan trắc 5 vị trí: VT1, VT2, VT3, VT4, VT5 và NT
Điểm quan
trắc Thông số đã quan trắc Thông số chưa quantrắc VT1 Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,
tiếng ồn, bụi,CO, NO2, SO2.
Không có VT2
VT3
VT4 Bụi, CO, CO2, NO2, SO2, tiếng
ồn Không có
VT5
NT pH, TSS, COD, BOD5, Coliform.
Không có Bảng 3.6. Tình hình thực hiện quan trắc của nhà máy
Kết luận:
- Công ty đã thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định và có báo cáo nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.
- Đã thực hiện quan trắc 5 vị trí không khí và nước thải theo đúng cam kết trong báo cáo ĐTM.
3.1.2. Đánh giá công tác tuân thủ liên quan đến các quy định của pháp luật vềan toàn vệ sinh lao động an toàn vệ sinh lao động
Việc đánh giá tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của công ty gồm những nội dung chi tiết sau:
(1) Các quy định về ATVSLĐ mà công ty phải tuân thủ gồm các quy định sau:
- Luật Lao động số 10/2012/QH13.
- Luật An toàn - Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
- Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế: “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động".
- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động".
- Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ngày 12 tháng 02 năm 2014: “Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân"".
-Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế: “Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động".
Ngoài ra CBCNV còn phải tuân thủ các nội quy của công ty.
(2) Nguồn nhân lực
- Công ty có phòng y tế gồm 2 y tá trực/1 ca làm việc của công nhân.
- Được trang bị tủ thuốc cứu thương, 10 giường bệnh cho công nhân, mỗi giường bệnh kèm theo 1 chăn, 1 gối. Ngoài ra phòng y tế còn có 2 điều hòa, 2 quạt trần để đảm bảo điều kiện nghỉ ngơi thích hợp.
- Ngoài ra còn có cán bộ y tế kiểm tra và giám sát công tác ATVSLĐ. - Mỗi công nhân được trợ cấp độc hại là 200000 VNĐ/tháng.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe ban đầu với công nhân mới trước khi kí hợp đồng lao động và khám định kỳ cho công nhân cũ 1 lần/năm.
(3) Trang cấp bảo hộ lao động
Bên cạnh công tác trang bị thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho ATVSLĐ công ty còn tiến hành cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho công ty được nêu tại bảng
STT Bảo hộ lao động Đơn vị Số lượng/công nhân
1 Mũ mềm Cái 02
2 Khẩu trang Cái 01/ngày
Kết quả khảo sát thực tế tại công ty cho thấy một bộ phận nhỏ của công ty chưa có ý thức tự bảo vệ cho bản thân, không sử dụng trang phục bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang, mũ mềm.
(4) Tổ chức tuân thủ
- Thực hiện chế độ báo cáo: Tổng kho đã lập báo cáo định kỳ (06 tháng và cả
năm) về
an
toàn - vệ
sinh lao động theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TT-BLĐTBXH- BYT và Báo cáo về tai nạn lao động theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động như:
+ Thời gian làm việc và nghỉ ngơi luôn được thực hiện theo đúng quy định của Luật Lao động, đảm bảo người lao động được nghỉ trọn 01 ngày/tuần để tái tạo sức lao động.
+ Các chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ bù, nghỉ phép, nghỉ ngày Lễ, Tết; các chế độ làm thêm giờ, chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động... theo quy định được thực hiện nghiêm túc.
- Thực hiện các biện pháp liên quan đến phòng chống cháy nổ, ngăn ngừa ô nhiễm nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường làm việc cho người lao động.
- Định kỳ 06/ tháng/lần, Tổng kho kiểm tra các bộ phận trực thuộc về an toàn, vệ sinh lao động: hồ sơ, sổ sách theo dõi công tác ATVSLĐ; việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, kiến thức về ATVSLĐ. Mặt khác, mạng lưới an toàn
- Vệ sinh viên hàng ngày tự kiểm tra công tác an toàn tại tổ/đội của mình. - Khám, chăm sóc sức khỏe người lao động:
+ Khám sức khỏe khi tuyển dụng: Tất cả người lao động trước khi tuyển dụng Hình 3.8: Phương tiện bảo hộ lao động được sử dụng tại công ty
đều được khám sức khỏe tổng quan tại các bệnh viện, cơ sở y tế có chức năng; thực hiện kiểm tra phản ứng với xăng dầu đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe mới được tuyển dụng vào làm việc.
+ Khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được tổ chức thực hiện 01 năm/lần cho toàn bộ CBCNV của Công ty.
Kết luận:
Những việc làm đã tuân thủ:
- Thực hiện đúng Luật lao động số 10/2012/QH13 đối với công nhân về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ làm thêm giờ, nghỉ lễ và trợ cấp tai nạn lao động. - Có các biện pháp PCCC, ngăn ngừa ô nhiễm đảm bảo an toàn môi trường làm việc cho công nhân.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
- Cử người đi tập huấn về An toàn lao động – Vệ sinh lao động.
Những việc làm chưa tuân thủ:
- Chưa có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.- Chưa có báo cáo định kỳ về an toàn – vệ sinh lao động