Khả năng lên men của 5 dòng nấm men được theo dõi và xác định ở các thời điểm 4, 8, 12, 16, 20 và 24 giờ sau khi chủng. Kết quả chiều cao cột khí CO2 sinh ra
Bảng 5. Chiều cao cột khí CO2 (mm) trong ống Durham
Chiều cao cột khí CO2 (mm)
STT Dòng nấm men 4 giờ 8 giờ 12 giờ 16 giờ 20 giờ 24 giờ 1 MY2-1 10,33b 24,67a 26,33a 27,00a 27,33a 27,33a 2 Y102 7,33b 26,33a 30,00a - - - 3 R24-1 10,00b 29,33a 30,00a - - - 4 K1-1 11,33b 28,33a 30,00a - - - 5 K2-4 22,67a 30,00a - - - -
Ghi chú: Chiều cao tối đa của cột khí trong ống Durham là 30 mm. Giá trị trong bảng là giá trị
trung bình của 3 lần lặp. Các trị trung bình trong cùng một cột theo sau có các mẫu tự giống nhau thể
hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Phương pháp lên men đường glucose trong ống Durham giúp đánh giá sơ bộ khả năng lên men của 5 dòng nấm men khảo sát.
Số liệu trong Bảng 5 cho thấy thời gian khởi đầu và khả năng lên men của các dòng nấm men tương đối đồng nhất. Duy nhất chỉ có dòng K2-4 thể hiện sự khác biệt
ở thời điểm 4 giờ sau chủng giống. Kết quả tại thời điểm này cho thấy dòng nấm men K2-4 lên men sớm và tốc độ lên men nhanh hơn so với các dòng còn lại. Cụ thể là giá trị trung bình chiều cao cột khí CO2 ở 3 lần lặp lại của dòng nấm men này là cao nhất và thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ởđộ tin cậy 95%.
Đến thời điểm 8 giờ, chiều cao cột khí CO2 của dòng nấm men này đạt cực đại
(30mm) trong khi 3 dòng Y102, K1-1, và R24-1 đạt được giá trị này sau 12 giờ. Tuy
nhiên kết quả phân tích thống kê kể từ thời điểm 8 giờ trở đi không cho thấy sự khác biệt giữa các giá trị được ghi nhận do chiều cao của durham dài tối đa 30mm.
Tuy nhiên, số liệu ở Bảng 5 còn cho thấy dòng nấm men MY2-1 kết thúc lên men ở thời điểm 20 giờ sau chủng bởi vì đến mốc 24 giờ, giá trị trung bình chiều cao cột khí CO2 của dòng nấm men này không thay đổi.