Quyết định về việc sử dụng các nguồn lực thay thế

Một phần của tài liệu Kiểm toán nâng cao chương 2 sử dụng khái niệm chi phí và phân tích CVP để ra quyết định đặng thị tâm ngọc (Trang 33 - 37)

D: Lao động hạng 2 được coi là chi phí biến đổi, nói cách khác là chi phí thực chi và do đó thích hợp cho việc ra quyết định.

2.3.9Quyết định về việc sử dụng các nguồn lực thay thế

G: Bởi vì chấp nhận hợp đồng này, việc sản xuất và bán 5.000 sản phẩm Y (được tính trong ngân sách ban đầu) bị ảnh hưởng dẫn đến một khoản thiệt hại của dòng

2.3.9Quyết định về việc sử dụng các nguồn lực thay thế

Minh họa 14

Công ty B đang có trong kho, nguyên vật liệu loại XY giá 75.000Rs, nhưng nay đã lỗi thời và có giá trị phế liệu thu hồi chỉ 21.000Rs. Ngoài bán nguyên liệu cho phế liệu, chỉ có hai phương án sử dụng chúng.

Phương án 1 - Chuyển các vật liệu lỗi thời thành một sản phẩm chuyên biệt, mà sẽ yêu cầu thêm công việc và vật liệu sau -

Vật liệu A 600 đơn vị

Vật liệu B 1.000 đơn vị Lao động trực tiếp

5.000 giờ lao động phổ thông 5.000 giờ lao động bán lành nghề 5.000 giờ lao động tay nghề cao

Phụ phí bán hàng giao hàng 27.000Rs

Quảng cáo thêm 18.000Rs

Việc chuyển đổi sẽ tạo ra 900 đơn vị sản phẩm có thể bán được và có thể được bán với giá 300Rs mỗi đơn vị.

Vật liệu A là đã có trong kho và được sử dụng rộng rãi trong công ty. Mặc dù số lượng hiện tại, cùng với các đơn đặt hàng đã lên kế hoạch, sẽ đủ để tạo điều kiện hoạt động bình thường và vật liệu phát sinh thêm được sử dụng khi chấp nhận phương án này sẽ đòi hỏi nguyên liệu đó được thay thế ngay.Vật liệu B cũng có trong kho, nhưng không chắc có thêm bất kì nguồn cung bổ sung nào trong khoảng thời gian xem xét vì một tranh chấp chủ thợ. Tại thời điểm hiện tại, vật liệu B thường được sử dụng trong

CVP Analysis

sản xuất sản phẩm Z, sản phẩm này bán với giá 390Rs cho mỗi đơn vị và gánh chịu tổng biến phí (không bao gồm chi phí vật liệu B)210Rs cho mỗi đơn vị. Mỗi đơn vị sản phẩm Z sử dụng bốn đơn vị vật liệu B. Số liệu chi tiết về vật liệu A và B như sau:

Vật liệu A Vật liệu B

Giá mua tại thời điểm mua hàng 100Rs/đơn vị 10Rs/đơn vị Giá trị thuần có thể thực hiện 85Rs/đơn vị 18Rs/đơn vị

Giá thay thế 90Rs/đơn vị

Phương án 2 – Chấp nhận sử dụng vật liệu lỗi thời như là một thay thế cho một phụ kiện lắp ráp thường xuyên được sử dụng trong công ty. Chi tiết về công việc phụ và vật liệu cần thiết như sau:

Vật liệu C 1.000 đơn vị

Lao động trực tiếp

4.000 giờ lao động phổ thông 1.000 giờ lao động bán lành nghề 4.000 giờ lao động tay nghề cao

1.200 đơn vị phụ kiện lắp ráp được sử dụng thường xuyên mỗi quý với chi phí 900Rs mỗi đơn vị.Việc vật liệu XY thay thế sẽ làm giảm lượng phụ kiện lắp ráp mua ngoài xuống còn 900 đơn vị ở quý tiếp theo. Tuy nhiên, vì số lượng mua ngoài giảm, nên sẽ không được chiết khấu nữa và giá mua ngoài sẽ tăng lên 1.050Rs mỗi đơn vị trong quý đó.

Vật liệu C không có sẵn bên ngoài mặc dù 1.000 đơn vị cần thiết có sẵn trong kho, nó sẽ được sản xuất như sản xuất phụ. Các chi phí tiêu chuẩn trên một đơn vị vật liệu C như sau:

6 giờ lao động phổ thông trực tiếp 18Rs

Vật liệu thô 13Rs

Chi phí chung biến đổi: 6 giờ giá 1Rs/giờ 6Rs Chi phí chung cố định: 6 giờ giá 3Rs/giờ 18Rs 55Rs

Đơn giá tiền lương và đơn giá phân bổ chi phí chung của B là:

Chi phí chung biến đổi 1Rs/giờ lao động trực tiếp Chi phí chung cố định 3Rs/giờ lao động trực tiếp Lao động phổ thông 3Rs/giờ lao động trực tiếp Lao động bán lành nghề 4Rs/giờ lao động trực tiếp Lao động tay nghề cao 5Rs/giờ lao động trực tiếp

Lao động phổ thông được sử dụng theo mùa vụ và có thể thuê đủ lao động để đáp ứng chính xác yêu cầu sản xuất. Lao động bán lành nghề là một phần của lực lượng lao động dài hạn, nhưng công ty có nguồn cung dư thừa tạm thời của loại lao động này tại thời điểm hiện tại. Lao động tay nghề cao có nguồn cung ngắn hạn và không thể tăng lên đáng kể trong ngắn hạn, lao động này hiện đang tham gia sản xuất sản phẩm L, cần 4 giờ lao động tay nghề cao. Số dư đảm phí của việc bán một đơn vị sản phẩm L là 24Rs.

CVP Analysis

Với những thông tin trên, hãy cung cấp các thông tin chi phí để tư vấn xem nên bán lượng vật liệu XY, chuyển đổi thành một sản phẩm chuyên biệt (phương án 1) hoặc chấp nhận sử dụng như là một thay thế cho một loại phụ kiện lắp ráp (Phương án 2).

Giải pháp

Phương án 1 – (Chuyển đổi so với bán ngay) (Đvt: Rs) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu 900đv x 300Rs/đv

(xem chú thích 1)

270.000 Trừ: Chi phí thích hợp:

-Chi phí cơ hội của vật liệu XY

(xem chú thích 2) 21.000 -Vật liệu A 600đv x 90Rs/đv (chú thích 3) 54.000 -Vật liệu B 1.000đv x 45Rs/đv (xem chú thích 4) 45.000 -Lao động trực tiếp:

Phổ thông: 5.000 giờ x 3Rs/giờ Bán lành nghề

Tay nghề cao: 5.000giờ x 11Rs/giờ

(xem chú thích 5)

15.000 - 55.000

70.000 -Chi phí chung biến đổi: 15.000giờ x 1Rs

(xem chú thích 6)

15.000 -Phụ phí bán hàng và vận chuyển 27.000

-Quảng cáo thêm 18.000 45.000

-Chi phí chung cố định

(vẫn duy trì như cũ, không thích hợp)

-

250.000

Doanh thu thích hợp còn lại 20.000

Phương án 2 – (Chấp nhận thay thế so với bán ngay)

Tiết kiệm từ mua phụ kiện:

Chi phí thông thường: 1.200đv x 900Rs/đv Trừ Chi phí mua lại: 900đv x 1.050Rs/đv

(xem chú thích 7)

108.000 945.000

135.000 Trừ các chi phí thích hợp:

-Chi phí cơ hội của vật liệu XY

(xem chú thích 2) 21.000 -Vật liệu C 1.000đv x 37Rs (xem chú thích 8) 37.000 -Vật liệu B 1.000đv x 45Rs/đv (xem chú thích 4) -Lao động trực tiếp:

CVP Analysis Phổ thông: 4.000 giờ x 3Rs/giờ

Bán lành nghề

Tay nghề cao: 4.000giờ x 11Rs/giờ

(xem chú thích 5) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.000 - 44.000

56.000 -Chi phí chung biến đổi: 9.000giờ x 1Rs/giờ

(xem chú thích 6)

9.000 -Chi phí chung cố định

(vẫn duy trì như cũ, không thích hợp)

-

123.000

Tiết kiệm ròng thích hợp 12.000

Đánh giá :

Đánh giá hai phương án ta thấy rõ ràng phương án 1 mang lại doanh thu thuần cao hơn 8.000Rs (20.000Rs - 12.000Rs) so với phương án 2. Vì vậy, lời khuyên là nên chuyển đổi vật liệu XY thành sản phẩm chuyên biệt.

Chú thích:

1. Sẽ có một khoản doanh thu bán hàng tăng thêm 270.000Rs nếu phương án 1 được chọn.

2. Chấp nhận hoặc phương án 1 hoặc 2 sẽ có nghĩa là mất khoản doanh thu 21.000Rs từ việc bán vật liệu XY lỗi thời và do đó nó là chi phí cơ hội cho cả hai phương án. Chi phí mua ban đầu 75.000Rs là chi phí chìm và do đó không thích hợp.

3. Chấp nhận phương án 1 sẽ có nghĩa là vật liệu A phải được thay thế với chi phí tăng thêm 54.000Rs.

4. Chấp nhận phương án 1 đồng nghĩa sẽ chuyển vật liệu B từ sản xuất sản phẩm Z sang. Phần còn lại của doanh thu thích hợp lớn hơn chi phí thích hợp của sản phẩm Z là 180Rs (390Rs - 210Rs) và mỗi đơn vị sản phẩm Z sử dụng bốn đơn vị vật liệu B. Số dư đảm phí bị mất (không bao gồm chi phí vật liệu B phát sinh cho cả hai phương án) do đó sẽ là 45Rs cho mỗi đơn vị vật liệu B, được sử dụng để chuyển đổi vật liệu lỗi thời thành một sản phẩm chuyên biệt.

5. Lao động phổ thông có thể được đáp ứng chính xác với yêu cầu sản xuất của công ty. Do đó, chấp nhận phương án 1 hoặc 2 sẽ khiến công ty phải gánh chịu thêm chi phí lao động phổ thông 3Rs cho mỗi giờ. Giả sử lao động bán lành nghề có thể đáp ứng được các yêu cầu tăng thêm của một trong hai phương án mà không phải tốn thêm chi phí cho Công ty. Vì vậy, chi phí cho lao động bán lành nghề sẽ không thích hợp. Lao động lành nghề có nguồn cung ngắn hạn và chỉ có thể sử dụng được bằng cách giảm sản xuất sản phẩm L, kết quả là thiệt hại một khoản số dư đảm phí 24Rs (đã cho) hoặc 6Rs mỗi giờ lao động lành nghề. Vậy, chi phí lao động thích hợp sẽ là 6Rs (thiệt hại số dư đảm phí/giờ) + 5Rs (mức lương giờ của lao động lành nghề) có nghĩa là 11Rs/giờ.

6. Giả sử rằng đối với mỗi lao động trực tiếp của đầu vào, biến phí chung sẽ tăng 1Rs, vì thế với mỗi phương án sử dụng giờ lao động trực tiếp tăng thêm, biến phí chung cũng sẽ tăng.

CVP Analysis

7. Chi phí mua phụ kiện lắp ráp sẽ giảm được 135.000Rs nếu phương án thứ hai được chọn và vì vậy khoản tiết kiệm này thích hợp cho việc ra quyết định.

8. Công ty sẽ phải gánh chịu thêm chi phí chung biến đổi 37Rs cho mỗi đơn vị vật liệu C được sản xuất, do đó các chi phí chung cố định cho vật liệu C tức 18Rs/đơn vị không phải là chi phí thích hợp.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nâng cao chương 2 sử dụng khái niệm chi phí và phân tích CVP để ra quyết định đặng thị tâm ngọc (Trang 33 - 37)