III. Những thuận lợi và thách thức của chính sách thu hút đầu tư tại thành phố
4. Chính sách về công nghệ
Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, may móc thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đào tạo đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh cảu công nghệ. Điều này được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Qua thẫm định của các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông,các ngành cơ khí công nghiệp, máy công cụ, máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ… Do đó đã góp phần tăng giá trị sản lượng và năng suất lao động.
Tuy nhiên công nghệ tiên tiến nhập vào chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cả về số lượng, lẫn quy mô,
chưa cân đối giữa các ngành kinh tế, nhất là ở một số ngành then chốt có tác dụng tạo môi trường công nghệ cho công nghiệp như cơ khí, giao thông, công nghiệp … cũng như giữa các vùng. Mức độ hiện đại và tinh vi của bản thân công nghệ còn thấp. Do sử dụng công nghệ lạc hậu đã xảy ra hàng trăm tai nạn chết người. Các thế hệ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chủ yếu là công nghệ của những năm 50 và 60. Đây là những công nghệ mà các nước phát triển đã không sử dụng cách đây hàng chục năm. Mặt khác, giá công nghệ được chuyển giao vào Đà Nẵng chưa hợp lý. Nhiều công nghệ lạc hậu, công nghệ đã qua sử dụng nhưng giá tính vào góp vốn đước các nhà đầu tư cố ý nâng cao hơn từ 10% đến 15% so với mặt bằng giá thế giới. Việc tăng giá công nghệ góp vốn vào các dự án còn thông qua việc khai tăng chi phí đào tạo công nhân làm cho cơ quan nhà nước khó thẫm định được chính xác giá ccông nghệ. Ngoài ra, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ còn kém.