Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ cây

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 6 TỪ TIẾT 1 ĐẾN TIẾT 10 (CÓ NỘI DUNG TÍCH HỢP) (Trang 32 - 34)

2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Cấutạo và chức năng miền hút của rễ

3.CHUẨN BỊ:

3.1: GV: Tranh phóng to h10.1 và 10.2

3.2 :HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2/ Kiểm tra miệng:

1/ Nêu đặc điểm rễ cọc và rễ chùm ? Cho vd? (5đ)

Đáp : - Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con

VD: Mít, xoài, ổi, hồng, cam… - Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân VD: Lúa, hành, cỏ dại, ngô…

2/ Rễ có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền ?Miền nào quan trọng nhất vì sao? (5đ) sao? (5đ)

Đáp : - Rễ có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: dẫn truyền

+ Miền hút : hấp thụ nước và muối khoáng + Miền sinh trưởng : làm cho rễ dài ra + Miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ

( Miền hút Vì: Hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây)

4. 3/ Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG 1 : 15 Phút

1. Cấu tạo miền hút của rễ

(1) Mục tiêu:

Kiến thức: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ

Kĩ năng: Quan sát, so sánh

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề

Phương tiện dạy học: Tranh

(3) Các bước hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ

Bước 2:GV cho HS quan sát tranh

* Áp dụng phương pháp BTNB có 5 bước: GV treo tranh h10.1/ 32 lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

GV: Miền hút có cấu tạo như thế nào? Chúng ta tìm hiểu ở phần 1.

Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh

- GV yêu cầu HS vẽ hình A của hình 10.1 vào giấy A4 thời gian 3 phút

- HS vẽ hình A của hình 10.1 theo sự hiểu biết của mình.

- GV gọi các nhóm mang tranh vẽ dán lên bảng - GV: Đây là sản phẩm của các em, vậy dựa vào tranh vẽ của các em kết hợp quan sát tranh mẫu, SGK các nhóm hãy đưa ra câu hỏi tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ.( HS có thể đưa ra nhiều câu hỏi, GV chỉnh sửa)

? Cấu tạo miền hút của rễ gồm có mấy phần? HS quan sát tranh xác định 2 phần :Vỏ và trụ giữa

- Gọi 1-2 hs chỉ vị trí và nêu cấu tạo 2 phần

Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết

- Mỗi nhóm đưa ra câu hỏi, các nhóm dự đoán câu trả lời của nhóm bạn.

- GV gọi bốn nhóm đưa ra câu hỏi của nhóm mình, cho HS ghi vào giấy, đính nhanh câu hỏi lên bảng, đại diện các nhóm trả lời

- Nhóm được mời trả lời câu hỏi, GV gọi nhóm khác bổ sung lần lượt các câu hỏi của các nhóm. - HS đưa ra phương án kiểm chứng bằng cách quan sát tranh

- GV yêu cầu HS dự đoán về kết quả của nhóm .

Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng lại giả thuyết

- GV: Sau khi các nhóm đã dự đoán nội dung trả lời câu hỏi của nhau bây giờ các em hãy kiểm chứng lại kết quả dự đoán của các nhóm bằng cách thảo luận nhóm đôi và gọi hs lên xác định trên tranh.( vị trí của mạch rây và mạch gỗ)

Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức

- GV: Qua thảo luận, em có nhận xét gì về cấu tạo miền hút của rễ?

- Dựa vào tranh và sự xác định của hs đã thảo luận, HS rút ra kết luận.

GV treo tranh h10.2 cho HS nhận biết các thành phần cấu tạo tế bào lông hút

- GV hướng dẫn HS so sánh sự khác nhau giữa sơ đồ cấu tạo tế bào TV và tế bào lông hút

HS: Tế bào lông hút là biểu bì kéo dài và không có lục lạp

HS nêu lại các bộ phận miền hút qua tranh vẽ

GV hỏi:

+ Vì sao nói mỗi lông hút là 1 tế bào?

HS: Vì nó có vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân

+ Tế bào lông hút có tồn tại mãi không?

HS: Không. Vì già nó sẽ rụng đi

* Giảm tải: Không ghi chi tiết từng bộ phận mà chỉ cần liệt kê tên các bộ phận.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 6 TỪ TIẾT 1 ĐẾN TIẾT 10 (CÓ NỘI DUNG TÍCH HỢP) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w