*Đất xám
- Nguồn gốc: Được hình thành trên đất phù sa cổ hoặc trên đa mẹ xấu, địa hình dốc thoải, nhân dân canh tác lâu đời với các biện pháp canh tác lạc hậu, mưa nhiều mưa tập trung gây xói mòn, mùa khô kéo dài quá trình rửa trôi và quá trình tích lũy tuyệt đối Fe, Al xảy ra mạnh mẽ. Đất có màu xám trắng, nghèo dinh dưỡng, có tầng tích sét.
- Tính chất:
+ Lý tính: Tầng canh tác mỏng, đất có màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, thường bị khô hạn, chế độ không khí và nước không điều hòa. + Hóa tính: Mùn nghèo, nghèo các chất dinh dưỡng, dung tích hấp phụ, độ no bazơ thấp, đất chua, thường có kết von tròn và kết von tổ ong.
-Hướng sử dụng và cải tạo:
+ Thích hợp trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
+ Cải tạo:
⋅ Những nơi tần dưới có thành phần cơ giới nặng thì cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ.
⋅ Bón vôi cải tạo độ chua cho đất, nên bón ít tầm 500-1000 kg/ha vì tính đệm thấp, tốt nhất bón vôi kết hợp với phân hữu cơ.
⋅ Bón phân khoáng để bồi dưỡng đất, mỗi lần bón nên bón ít và bón vùi sâu, bón nhiều lần.
⋅ Biện pháp thủy lợi rât cần thiết nhằm tưới tiêu hợp lí, dẫn phù sa vào ruộng, tránh tưới nước tràn bờ làm trôi màu và dinh dưỡng của đất.
⋅ Xây dựng hệ thống luân canh, xem canh hợp lí phù hợp với từng khu vực để tăng thu nhập, bảo vệ và cải tạo đất.
*Đất đỏ
- Nguồn gốc: Chủ yếu hình thành trên đá bazơ, trung tính và đá vôi, có quá trình tích lũy tương đối Fe, Al.
- Phân bố: Tập trung nhiều ở tây nguyên và đông nam bộ - Tính chất:
+ Lý tinh: đất thừng có màu đổ, nâu, tím, vàng, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới nặng, kết cấu đất tốt, tơi xốp, hạt kết tương đối bền, thoát nước nhanh, thường bị khô hạn.
+ Hóa tính: Kháng nguyên sinh ít hầu như toàn khoáng thứ sinh, đất chua, độ no bazơ thấp. khả năng hấp phụ chất hữu cơ không cao, mùn giàu, lân khá, kali trung bình.
-Hướng sử dụng và cải tạo:
+ Thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, 1 số loại cây ăn quả…
+ Khi sử dụng đât cần chú ý:
⋅ Chống xói mòn chủ yếu là băng rừng, áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp để bảo vệ đất.
⋅ Che phủ đất, giữu ẩm vào mùa khô, khai thác nguồn nước tưới chống hạn cho cây.
⋅ Làm đất tối thiểu để bảo vệ cấu trúc đất.
⋅ Bón thêm phân lân, kali để cân đối dinh dưỡng. tăng cường phân xanh, phân chuồng, bổ sung phân đạm khi cần thiết.