Đất vùng ven biển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Trang 25 - 27)

*Đất cát

- Nguồn gốc: Đất cát biển được hình thành do quá trình hoạt động địa chất của biển, vận động nâng lên của thềm biển cũ và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng

của hệ thống các con sông ngắn ở miền trung, các con sông này thường bắt nguồn từ phía đông dãy trường sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh nên các ản phẩm lắng đọng thường là những hạt vật liệu thô, chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau…Đất cát được hình thành do sự bồi tụ cát ven biển, ven sông, ngoài ra còn hình thành tại chỗ trên đá mẹ là cát, sa thạch, granit…

- Phân bố: Thường tập trung ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng trị, Ninh Thuận, Bình Thuận…

- Tính chất đặc trưng:

+Tính chất vật lý: Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, đất không có kết cấu, thường xuyên bị khô hạn.

+ Tính chất hóa học:

⋅ Tính hấp phụ kém do hạt to, ít keo.

⋅ Đất không chua, tích lũy nhiều kali.

⋅ Tính đệm thấp do ít mùn, ít keo.

⋅ Tính ô xi hóa – khử cao, dung tích hấp phụ, độ no bazơ thấp. + Tính chất sinh học:

⋅ Quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh hơn so với quá trình mùn hóa.

⋅ Chất hữu cơ phân giải nhanh tạo thành chất dinh dưỡng dễ tiêu, dễ bị rửa trôi. -Hướng sử dụng và cải tạo:

+ Hướng sử dụng:

⋅ Đối với các loại đất cồn cát thường trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn song, chắn cát bảo vệ vùng đất ven biển.

⋅ Đối với đất cát trên những địa hình bằng phẳng có điều kiện thủy lợi thì trồng lúa, các loại cây hoa màu, nơi cao hơn có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…

+ Cải tạo:

⋅ Cần chú trọng biện pháp thuỷ lợi để giữ nước, tưới nước cho đất. Những khu vực có địa hình thấp trũng sau khi cải tạo có thể trồng lúa nước đáp ứng nhu cầu tại chỗ

⋅ Sử dụng phân bón hợp lí, tăng cường lượng phân hữu cơ cho đất để tăng cường lượng mùn và tạo kết cấu đất.

⋅ Đối với cây trồng cần lựa chọn những giống cây phù hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị động do tác hại của gió.

⋅ Để bảo vệ đất cần xây dựng đai rừng chắn gió, về lâu dài thì dành nhiều diện tích để trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra vùng nghỉ mát, du lịch. *Đất mặn

- Nguồn gốc: Được hình thành do quá trình hóa mặn.

+ Quá trình hóa mặn là quá trình tích lũy muối làm cho nồng độ muối trong đất tăng lên làm cho đất mặn.

+ Mặn lục địa: Xảy ra ở vùng sâu trong lục địa, có khí hậu khô hạn. Có 2 nguyên nhân là do đá mẹ mặn khi phong hóa giải phóng ra nhiều muối, hoặc do thực vật hút nhiều muối mặn khi chết đi xác hữu cơ phân giải ra muối tâp trung trên tầng đất mặt gây mặn.

-Phân bố: Ven biển từ bắc vào nam, tập trung ở đồng bằng sông cửu long, sau đó đến sông hồng, duyên hải nam trung bộ…

-Tính chất đặc trưng, hướng sử dụng và cải tạo: + Đất mặn sú vẹt đước

⋅ Phân bố: tập trung ở vùng ven biển nam bộ, từ Bến Tre tới Cà Mau.

⋅ Tính chất: Thành phần cơ giới thường nặng, tầng mặt nước dở nước, đất glây mạnh, đất trung tính đạm tổng số trung bình và khá, kali giàu…

⋅ Sử dụng: Ngoài việc bảo vệ vùng biển, chắn song, chắn gió, bồi đắp phù sa còn có mô hình sử dụng kết hợp ngư lâm kết hợp.

⋅ Cần sử dụng, bảo vệ và phát triển diện tích vì vùng bãi lầy hoang hóa còn nhiều, để sử dụng có hiệu quả cần phải kết hợp với rừng, cần phải có quy hoạch, kế hoạch khai thác toàn diện, phát triển nuôi trồng thủy hải sản…

+ Đất mặn nhiều

⋅ Phân bố: Tập trung ở đồng bằng sông cửu long, đông nam bộ, duyên hải miền trung…

⋅ Hình thành: Đất mặn nhiều thường do mặn tràn vào theo thủy triều cũng có nơi do nước ngầm mặn, thường nằm ở địa hình thấp ven biển.

⋅ Tính chất: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, kết cấu kém, dẻo, dính khi ngập nước, khi khô nứt nẻ, lượng chất dinh dưỡng khá, đất có phản ứng trung tính, ít chua, mùn, lân nghèo…

⋅ Sử dụng: Trồng lúa, để cải tạo dùng biện pháp thủy lợi: quay đê, khoanh vùng, dẫn nước ngọt vào rửa mặn để trồng lúa. Nhiều nơi lợi dụng thủy triều để nuôi tôm, cua…

+ Đất mặn trung bình và ít:

⋅ Phân bố: Tiếp giáp với đất phù sa, bên trong đất mặn. Tập trung ở đồng bằng sông cửu long, đồng bằng sông hồng, duyên hải miền trung.

⋅ Tính chất: Thành phần cơ giới nặng, kết cấu kém, đất có phản ứng trung tính, ít chua, đạm, lân khá, giàu kali..

⋅ Sử dụng: Trồng 2 vụ lúa 1 năm, có năng suất, chất lượng cao cũng như thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản…

⋅ Để sử dụng có hiệu quả cần phải đề ra phương hướng sử dụng đất có hiệu quả…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w