BYTK1 K2 K

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường – an toàn – sức khỏe tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Dabaco Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 42)

b) Đánh giá việc tuân thủ Đề án BVMT chi tiết (1) Quản lý nước thả

BYTK1 K2 K

K1 K2 K3 1 Nhiệt độ 0C QCVN 46:2012/BTNMT 28,2 28,6 17,9 34 2 Độ ẩm % TCVN 5508-1991 77,2 78,5 76,4 < 80 3 Tốc độ gió m/s TCNB 01 0,65 0,69 0,72 1,5 4 Tiếng ồn dBA TCVN 7878-2:2010 75 – 78 79 – 82 71 – 74 85 – 90 5 Bụi mg/Nm3 TCVN 5067:1995 7,9 7,7 5,1 8 6 CO mg/Nm3 TCNB 02, 03 9,9 11,1 9,2 20 7 NO2 mg/Nm3 TCVN 5971:1995 1,6 1,2 1,3 5 8 SO2 mg/Nm3 TCVN 6137:2009 1,4 1,0 1,1 5

(Nguồn: Báo cáo Giám sát môi trường lần 1 năm 2017 của nhà máy Dabaco Hoàn Sơn)

Ghi chú: QĐ 3733/2002/QĐ – BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

K1: Không khí khu vực cấp nguyên liệu K2: Không khí khu vực đóng gói thành phẩm K3: Không khí khu vực kho chứa hàng

Nhận xét: Không khí trong khu vực sản xuất tại vị trí K1, K2, K3 có các chỉ tiêu đều đạt TCVS theo Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT trong 8h.

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông

Khi nhà máy hoạt động hết công suất, lượng nguyên liệu cần cung cấp bằng khối lượng sản phẩm thì tổng nguyên vật liệu và sản phẩm phải vận chuyển trong 1 tháng là 7200 tấn. Ngoài ra, còn số lượng các xe ô tô, xe máy của cán bộ công nhân viên ra vào hàng ngày. Thành phần của khí thải từ các phương tiện giao thông gồm: bụi, CO, SO2, NO2. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật.

Hiện nay tại Nhà máy đang áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau: + Giao cho tổ bảo vệ điều tiết phương tiện đi lại, tránh hiện tượng ùn tắc. + Bê tông hóa các tuyến đường nội bộ.

+ Quét dọn hàng ngày.

+ Trồng vành đai cây xanh xung quanh nhà máy để tránh bụi.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh năm 2013

TT Chỉ tiêu đo và phân tích Kết quả Phương pháp thử nghiệm QCVN 05:2009/BTNMT trong 1h 1 Bụi lơ lửng (µg/m3) 89 TQKT- 1993 300 2 Độ ồn (dBA) 58 – 62 TCVN 5965- 1995 70 (QCVN 26:2010/BTNMT) 3 NO2 (µg/m3) 75 TQKT- 1993 200 4 SO2 (µg/m3) 61 TQKT- 1993 350 5 CO (µg/m3) 1130 TQKT- 1993 30.000

(Nguồn: Đề án BVMT chi tiết nhà máy Dabaco Hoàn Sơn 2013)

Nhận xét: Theo bản kết quả phân tích trên thì các chỉ tiêu ô nhiễm do hoạt động giao thông gây ra đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN

05:2009/BTNMT trong 1h và QCVN 26:2010/BTNMT, đối với khu vực xung quanh nhà máy.

Tuy nhiên, nhà máy chỉ quan trắc môi trường xung quanh khi lập bản Đề án BVMT chi tiết, từ đó đến nay trong các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ không đo tại các vị trí xung quanh nhà máy nên không thể đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy hiện nay.

(3) Quản lý tiếng ồn và độ rung

- Tiếng ồn: phát sinh do hoạt động của các thiết bị, máy móc của dây chuyền sản xuất như máy nghiền, quạt hút bụi, van điều tiết khí, máy sàng, van quay...

Nhà máy đã áp dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ và tiên tiến nên tiếng ồn đo được tại khu vực sản xuất như sau:

K1 (Khu vực cấp nguyên liệu): 75 – 78 dBA K2 (Khu vực đóng gói thành phẩm): 79 – 82 dBA K3 (Khu vực kho chứa hàng): 71 – 74 dBA

Cả 3 điểm đều có mức ồn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế (TCVN 3733:2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động).

- Độ rung: Nhà máy sản xuất TACN Dabaco Hoàn Sơn có độ rung không lớn do hệ thống thiết bị máy móc có mức rung nhỏ, quá trình lắp đặt thiết bị đã lắp các thiết bị giảm rung, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ nên độ rung là không đáng kể, không cảm nhận được độ rung khi làm việc trong xưởng nên nhà máy đã không tiến hành đo độ rung.

(4) Quản lý chất thải rắn thông thường

Bao gồm chất thải rắn ở khu vực sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải rắn ở khu vực sản xuất gồm các sản phẩm, nguyên liệu hỏng, bao bì không dính CTNH, găng tay, quần áo bảo hộ không dính hóa chất độc hại, xỉ than. Ở nơi phát sinh chất thải rắn sản xuất có đặt các thùng thu rác và được công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày đưa đến khu lưu giữ chất thải rắn của nhà máy sau đó định kỳ được Công ty Cổ phần Màu Xanh Việt đến vận chuyển và xử lý, nhà máy đã thuê Công ty Cổ phần Màu Xanh Việt theo hợp đồng số 20102016/ HĐCT có giá trị từ ngày 20 tháng 10 năm 2016 đến ngày 20 tháng 10 năm 2017.

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các chai lọ, vỏ hoa quả, túi nilong...từ hoạt động văn phòng thải ra, thức ăn thừa từ khu vực nhà ăn. Đối với chất thải từ văn phòng như giấy vụn, chai lọ sẽ được đựng trong thùng rác bố trí tại văn phòng, cuối ngày KCN sẽ thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Đối với chất thải từ khu vực nhà ăn sẽ được đựng trong thùng có nắp đậy kín dung tích 120 lít, cuối ngày sẽ được các hộ chăn nuôi địa phương tới vận chuyển.

Hình 3.5. Thùng đựng rác tại khu vực văn phòng

Bảng 3.9. Danh mục chất thải rắn thông thường

STT Chủng loại Số lượng (kg/tháng)

1 Sản phẩm hoặc nguyên liệu hỏng, kém chất

lượng 232 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Các loại bao bì chứa nguyên liệu 1.000 3 Găng tay, quần áo bảo hộ không dính chất

nguy hại

20

4 Chai lọ, vỏ hoa quả, túi nilon, giấy 60

Hình 3.6. Khu vực chứa chất thải rắn của nhà máy

Nhận xét: Đối với chất thải rắn thông thường nhà máy đã thu gom hàng ngày và định kỳ thuê công ty có chức năng đến vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

(5) Quản lý chất thải nguy hại

Bao gồm dầu của động cơ máy móc thải ra định kỳ khi bảo dưỡng, bao bì vật liệu dính hóa chất thải, mực in thừa, bóng đèn huỳnh quang. Cuối ngày, công nhận tự mang CTNH phát sinh trong quá trình làm việc đến kho chứa CTNH của nhà máy và thuê Công ty Cổ phần TNHH Môi trường VK theo hợp đồng số 28.09.16/XL/VK-DBC có giá trị từ ngày 01 tháng 10 năm 2016 đến ngày 01 tháng 10 năm 2017.

Nhà máy cũng đã đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (đính kèm phụ lục), ngày 29 tháng 3 năm 2017 Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp sổ chủ nguồn thải CTNH mã số QLCTNH 27.000377.T (cấp lần 2), sổ này có giá trị sử dụng đến khi cấp lại hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất.

Bảng 3.10. Danh sách chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại ( rắn, lỏng, bùn) Số lượng

(kg/năm) CTNHMã Đơn giá(giá/kg)

1 Sơn, véc ni thải Lỏng 20 080101 6000

2 Dầu thải Lỏng 200 170203 3000

3 Giẻ lau, găng tay dính dầu Rắn 50 180201 5000 4 Hộp mực in thải Rắn 12 080204 5000 5 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 12 160106 5500 6 Bao bì chứa thành phần nguy hại (can, thùng phuy, thùng sơn,

thùng dung môi)

Rắn 50 180102 5000

(Nguồn: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tập đoàn Dabaco Việt Nam 2017)

Theo khảo sát thực tế, nhà máy đã xây dựng kho lưu giữ CTNH tạm thời, có dán cảnh báo nguy hiểm bên ngoài, tuy nhiên nhà máy chưa phân loại CTNH và dán mã riêng mà để chung các loại với nhau.

Kết luận:

Đối với nước thải:

- Nhà máy đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Đã lập báo cáo giám sát môi trường nước thải định kỳ.

- Chưa có đồng hồ đo lưu lượng nước thải, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và chưa đóng phí BVMT đối với nước thải.

Đối với khí thải:

- Nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải lò hơi, đảm bảo khí thải đầu ra các chỉ tiêu ô nhiễm đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.

- Trong khu vực sản xuất có các thiết bị lọc bụi đảm bảo không khí trong khu vực sản xuất có các chỉ tiêu đều đạt TCVS theo Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT trong 8h.

- Đã lập báo cáo giám sát môi trường khí thải định kỳ.

- Có các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động giao thông, tuy nhiên nhà máy không tiến hành quan trắc không khí xung quanh nên không thể đánh giá chất lượng không khí xung quanh nhà máy.

Đối với tiếng ồn và độ rung:

- Tiếng ồn đo được tại khu vực sản xuất đạt TCVN 3733:2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ rung rất nhẹ, không cảm nhận được nên nhà máy không tiến hành đo độ rung.

Đối với chất thải rắn: đã có biện pháp thu gom và xử lý đúng theo Nghị định số 38/2015/NĐ – CP “Quy định về quản lý chất thải và phế liệu”.

Đối với CTNH:

- Nhà máy đã thu gom và xử lý theo đúng thông tư 36/2015/TT – BTNMT “Quy định về quản lý CTNH”

- Đã đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (đính kèm phụ lục)

- Trong kho lưu giữ CTNH tạm thời của nhà máy, CTNH chưa được dán mã và phân loại, chúng được để chung với nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường – an toàn – sức khỏe tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Dabaco Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 42)